Trong bài viết này, Tung Tăng xin chia sẻ với các bạn mẫu bản kiểm điểm Đảng viên năm 2022 đầy đủ nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu bản kiểm điểm Đảng viên thì đây chắc chắn sẽ là bài viết dành cho bạn. Cùng Tung Tăng tham khảo nhé!
Mục lục:
Bản kiểm điểm Đảng viên là gì?
Bản kiểm điểm Đảng viên là mẫu văn bản tự đánh giá mức độ của bản thân của các đối tượng Đảng viên và ý thức trách nhiệm của bản thân. Thông thường, bản kiểm điểm Đảng viên được viết vào dịp cuối năm, mang tính bắt buộc và rút kinh nghiệm qua một năm làm việc và hoạt động trong Đảng.
Bản tự kiểm điểm của Đảng viên gồm:
– Bản tự kiểm điểm Đảng viên vi phạm điều lệ Đảng;
– Bản tự kiểm điểm cuối năm của Đảng viên;
– Bản kiểm điểm của Đảng viên là giáo viên (hoặc ngành, nghề cụ thể).
Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên 2021
1. Thông tin chi tiết về Đảng viên
Phần đầu tiên bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh, chức vụ và tên đơn vị công tác của Chi bộ.
2. Ưu điểm và kết quả
Đầu tiên, trong suốt quá trình rèn luyện của bản thân một năm qua, Đảng viên cần nêu ra những ưu điểm về:
– Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc: Một trong những mục tiêu hằng năm của Đảng viên được xem là nhiệm vụ hàng đầu mỗi năm.
– Ngoài căn cứ vào những nhiệm vụ trọng tâm, Đảng viên cần phải liên hệ với nhiệm vụ và chức trách của mình tại chính quyền để kiểm điểm. Nội dung trong đó bao gồm: Thực hiện và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong năm. Trách nhiệm của từng Đảng viên liên quan đến những hạn chế, kết quả, khuyết điểm,… ở địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức,… do bản thân phụ trách.
– Thực hiện cam kết để rèn luyện và phấn đấu của Đảng viên hằng năm.
– Những vấn đề khác (nếu có).
3. Những hạn chế, khuyết điểm
Trong bản kiểm điểm Đảng viên, cần chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến của bản thân trong năm. Bên cạnh đó, cần đưa ra những kết quả, biện pháp để khắc phục khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền chỉ ra, kết luận ở các năm trước.
4. Tự nhận mức xếp loại
Có 5 mức xếp loại:
- Mức 1: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Mức 2: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Mức 3: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ.
- Mức 4: Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
5. Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Kế tiếp, sau khi đánh giá, Đảng viên sẽ được các cấp bao gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
Tại khoản 2.5 Điều 2 Hướng dẫn 21 năm 2019, thủ tục đánh giá, xếp loại của các cơ quan có thẩm quyền trên được quy định cụ thể:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên: Đưa ra những nhận xét, đánh giá và mức xếp loại.
- Chi ủy: Các mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi mà Đảng viên cư trú.
- Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy nhằm đưa ra mức xếp loại chất lượng, phù hợp với Đảng viên.