Vào dịp Tết trung thu ngoài các hoạt động rước đèn thì phá cỗ trung thu cũng là một hoạt động được khá nhiều người yêu thích. Đây được xem là một dịp để các thành viên trong gia đình có thể tề tựu, quây quần bên nhau. Thế nhưng phá cỗ trung thu là gì và mâm cỗ trung thu có gì hãy cùng Tung Tăng đi tìm hiểu trong bài viết đưới dây nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Tết Trung thu: Nguồn gốc và phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam
Hướng dẫn cách làm lồng đèn Ông sao chỉ với 3 bước đơn giản
Gợi ý 7 món quà tặng Trung thu cho bé cực ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo
Mục lục:
Mâm cỗ trung thu có gì?
Bánh trung thu
Một trong những thực phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu đó chính là bánh trung thu, đây được xem như là “nhân vật chính” của mâm cỗ. Bánh trung thu có hình tròn đặc trưng, mang trong mình sự tinh tế và ý nghĩa đặc biệt, nó biểu thị cho sự nguyên vẹn, tròn trịa, thuận hòa, và viên mãn. Bánh trung thu không chỉ là một món ăn ngon mà nó còn là biểu thượng cho sự đoàn viên và truyền thống của mỗi gia đình.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh với nhiều thương hiệu khác nhau nhưng vẫn nỗi bật nhất là hai loại bánh nướng và bánh dẻo, bạn có thể lựa chọn bánh theo sở thích của các thành viên trong gia đình.
Mâm ngũ quả
Bên cạnh bánh trung thu thì mâm ngũ quả cũng là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu. Được biết, mùa thu là thời điểm những người nông dân sẽ thu hoạch hoa quả và gặt lúa. Chính vì thế mà mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sung túc và đầy đủ, không những vậy nó còn tượng trưng cho thành quả lao động chăm chỉ của những người nông dân.
Tùy vào truyền thống của từng vùng miền thì sẽ có cách trưng bày mâm ngũ quả khác nhau. Nhưng điểm chung là mâm ngũ quả trong mâm cỗ trung thu đều có hình dánh tròn trĩnh đại diện cho sự toàn vẹn. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ thấy sự xuất hiện của các loại quả quen thuộc như hồng đỏ, đu đủ, táo, bưởi, dưa hấu,…
Bánh kẹo
Bên cạnh bánh trung thu và mâm ngũ quả thì bánh kẹo cũng là những món quen thuộc thường xuất hiện trong mâm cỗ trung thu. Thông thường trên mâm cổ trung thu sẽ có các loại bánh kẹo truyền thống như kẹo đậu phộng, kẹo vừng, bánh gạo, bánh men trắng,… Ngoài các loại bánh kẹo này bạn còn có thể thêm vào mâm cổ các loại bánh kẹo mà con em trong nhà yêu thích khác.
Lồng đèn trung thu
Lồng đèn là một trong những biểu trưng đặc biệt của đêm trung thu chính vì thế mà nó cũng là một vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu, đặc biệt hơn là những chiếc lồng đèn ông sao. Lồng đèn ông sao với hình dạng năm cánh, biểu trưng cho ngũ hành âm dương, đại diện cho sự hòa hợp và cân bằng trong cuộc sống.
Khi đặt lồng đèn ông sao vào mâm cỗ, nó còn thể hiện ý nghĩa thuận hòa, sum vầy và an yên trong gia đình. Bên cạnh đó chiếc đèn ông sao với ánh sáng lấp lánh tỏa ra từ các cánh còn làm cho khung cảnh trở nên ấm áp và lung linh hơn, tạo nên không khí đầm ấm đặc biệt trong dịp Trung thu
Ý nghĩa mâm cỗ trung thu
Tết trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên thường diễn ra vào ngày rằm tháng tám mỗi năm. Đây được xem là một trong những dịp Tết thiếu nhi được cả các bạn nhỏ và người lớn yêu thích. Vào ngày Tết trung thu các bé sẽ được đi rước đèn, phá cỗ, bên cạnh đó đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình có thể tề tựa lại với nhau để cùng ăn bánh, thưởng trà và trò chuyện.
Và vào ngày này, hầu như các gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm cỗ trung thu để cúng ông bà tổ tiên và cũng là để các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau. Ngoài ra, người Việt ta còn quan niệm rằng việc chuẩn bị mâm cỗ trung thu chỉn chu là còn để cầu cho một mùa vị tốt tươi, công việc suôn sẻ, gia đình đầm ấp, hòa thuận.