Thời gian gần đây, trào lưu ăn chè đậu đỏ để “thoát ế” trong ngày lễ Thất tịch trở thành một xu hướng rất được các bạn trẻ yêu thích. Vậy lễ Thất tịch là gì? Lễ Thất tịch năm 2021 là ngày nào? Mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của Tung Tăng nhé!
Mục lục:
Lễ Thất tịch là gì?
Theo văn hóa phương Đông, đặc biệt là các nước Đông Á, lễ Thất tịch là một ngày lễ tình yêu diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, gắn liền với với câu chuyện Ngưu Lang, Chức Nữ. Người phương Tây thường gọi lễ thất tịch là Valentine phương Đông.
Một số nước Đông Á khác cũng có ngày thất tịch. Cụ thể:
Tại Trung Quốc, lễ Thất tịch có tên gọi là Khất xảo tiết, Thất thư đản, Xảo tịch
Tại Nhật Bản, lễ Thất tịch có tên gọi là Tanabata
Tại Hàn Quốc, lễ Thất tịch có tên gọi là Chilseok
Lễ Thất tịch năm 2021 là ngày nào?
Lễ Thất tịch diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo lịch vạn niên thì ngày lễ Thất Tịch năm 2022 sẽ diễn ra vào thứ Năm ngày 04/08/2022 Dương lịch.
Nguồn gốc lễ Thất tịch?
Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ. Chuyện kể rằng ngày xưa có chàng trai chăn bò siêng năng, hiền lành tên là Ngưu Lang. Tài sản của cậu chỉ là con trâu già và mảnh ruộng nhỏ cằn cỗi.
Một ngày nọ, bỗng dưng con trâu già cất tiếng nói, chỉ Ngưu Lang hãy đi đến hồ nước gần nhà, sẽ thấy 7 nàng tiên đang tắm, sau đó lấy trộm bộ xiêm y của nàng tiên nhỏ tuổi nhất. Ngưu Lang làm theo đúng lời chỉ dẫn của trâu già. Nghe thấy tiếng động, các nàng tiên vội bay về trời, còn lại nàng tiên út do không tìm được quần áo nên đành phải ở lại nhân gian và sống cùng Ngưu Lang. Hai người sống rất hạnh phúc và có với nhau 2 mặt con. Nàng tiên út đó tên là Chức Nữ, là con gái út của Ngọc Hoàng. Sau khi bị Ngọc Hoàng phát hiện, mối nhân duyên tiên – trần bị ngăn cấm, nàng Chức Nữ buộc phải quay về trời.
Chàng Ngưu Lang ở hạ giới một lòng nhớ thương vợ liền mang cả 2 con đến đứng đợi ở sông Thiên Hà, đây là nơi ngăn cách giữa 2 chốn tiên, phàm. Lâu dần, bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện thêm một ngôi sao sáng và được người dân gọi là sao Ngưu Lang. Ở trên thiên đình, Ngọc Hoàng cảm động trước tình cảm của đôi vợ chồng liền cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp mặt mỗi lần 1 năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch trên cây cầu bắc qua sông do đàn quạ nối đuôi nhau tạo thành. Từ đó ngày này cũng gọi là Lễ Thất Tịch.
Do vào ngày lễ Thất tịch thường xuất hiện mưa ngâu nên người xưa đã nói rằng đó là nước mắt của Ngưu Lang khi được gặp lại nàng Chức Nữ. Vì vậy, người ta còn gọi Ngưu Lang – Chức Nữ là ông Ngâu, bà Ngâu.
Những điều nên làm trong ngày lễ Thất tịch
Đi chùa cầu duyên
Do lễ Thất tịch là ngày lễ tình yêu theo quan niệm phương Đông nên vào ngày này, những chàng trai cô gái còn độc thân có thể tới chùa để cầu duyên, mong sớm tìm được ý trung nhân. Ngoài những người độc thân, thì những người có gia đình cũng nên đến chùa trong ngày lễ Thất tịch để thắp nhang thành tâm cầu nguyện mong cho gia đạo được bình yên, tình cảm vợ chồng thêm son sắt gắn kết.
Ăn chè đậu đỏ
Đây là trào lưu xuất hiện trong ngày lễ Thất tịch tại Việt Nam những năm gần đây và rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Theo đó, mọi người truyền tai nhau rằng nếu ăn chè đậu đỏ hoặc các món làm từ đậu đỏ như cháo đậu đỏ, bánh đậu đỏ…trong ngày Thất tịch thì những người độc thân sẽ sớm tìm được người yêu còn những người đã có người yêu, có gia đình thì tìm cảm sẽ ngày càng gắn bó, sâu đậm.
Những điều không nên làm trong ngày Thất tịch
Không nên tổ chức đám cưới
Vì ngày Thất tịch gắn liền với câu chuyện vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ cả năm chỉ được đoàn tụ vào 1 ngày, sau đó lại phải xa cách. Vì vậy, theo quan niệm dân gian, cần phải kiêng cữ tổ chức đám cưới vào ngày này để tránh tình trạng vợ chồng mới cưới phải ở xa nhau.
Không nên xây nhà
Vào ngày lễ Thất tịch, mùng 7 tháng 7 âm lịch, thường hay có mưa ngâu, vì vậy sẽ gây khó khăn, cản trở việc xây dựng nhà cửa.
Mặt khác, tháng 7 âm thường được xem là “tháng cô hồn”, có nhiều ma quỷ quấy phá không tốt cho những việc trọng đại như xây dựng nhà cửa.