Lan vảy rồng là một loại lan hiếm và đặc biệt được rất nhiều người sành chơi lan yêu thích. Loại hoa này thu hút được mọi sự chú ý không phải vì cái tên của nó mà còn vì vẻ đẹp của chúng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tung tăng để tìm hiểu về loài hoa này nhé!
Mục lục:
Lan vảy rồng là gì?
Lan vảy rồng hay còn được gọi với nhiều các tên khác như lan vảy rắn, vảy cá, tụ thạch tốc,… là một trong những loại lan thuộc chi lan Hoàng thảo. Tên khoa học của lan vảy rồng là Dendrobium lindleyi.
Cây thường được phân bố ở vùng núi khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Viêt Nam cây thường được trồng ở các khu vực vùng núi có khí hậu mát mẻ như Quảng Trị, Hòa Bình, sơn La, Gia Lai, KomTum,…
Đặc điểm của lan vảy rồng
Lan vảy rồng có phần thân khá ngắn, phình to ở giữa và phần thóp nhỏ dần ở gốc và ngọn, cây có chiều dài khoảng 4-7cm và đường kính từ 3-5cm. Giả hành của cây thường có khoảng 3 đốt và mọc đơn lẻ nhưng xếp sát nhau thành từng mảng tạo cảm giác cứng cáp trông giống như vảy của loài rồng nhìn khá đẹp mắt. Trên mỗi phần giả hình to dài là một chiếc lá khá dày và cứng có đầu tròn và màu xanh đậm, có chiều dài khoảng 5cm. Chính bởi bộ giả hành độc đáo này mà lan vảy rồng được xem là loại hoa hiếm trong các loại lan.
Hoa của lan vảy rồng thường nhỏ mọc trên cành, trung bình một cây lan vảy rồng thường có 10 cành, mỗi cành sẽ cho ra khoảng 7-8 hoa nhỏ, hoa có 3 cánh tròn xếp so le với nhau. Hoa của lan vảy rồng thường có màu vàng rực rỡ đậm hơn ở phần nhụy hoa. Hoa thường nở vào mùa xuân hè và độ bền của hoa thường khoảng 15 ngày.
Cách chăm sóc lan vảy rồng
Ánh sáng
Để lan vảy rồng có thể phát triển được tốt nhất thì nên để cây ở những nơi râm mát, ánh sáng chỉ từ 50-60%. Khi trồng cây sau khi cây ra rễ thì nên đem cây ra tắm nắng để cây có thể phát triển được tốt hơn trong gia đoạn này. Tuy nhiên cũng giống với các loài lan khác không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Độ ẩm
Lan vảy rồng là loại lan có thể chịu hạn cũng như là chịu ẩm tốt nên khi trồng cây độ ẩm là yếu tố hầu như không quan trọng với cây. Tuy nhiên cũng cần cung cấp độ ẩm cho cây từ 50-70% để cho cây có thể phát triển được một cách tốt nhất.
Tưới nước
Khi mới trồng cây thì nên tưới 1-2 lần trên một ngày cho cây. Khi cây đã ra rễ và đẻ ra nhiều giả hành thì có thể tưới từ 2-4 lần/ngày
Bón phân
Trong giai đoạn cây ra rễ, bạn nên tiến hành bón phân NPK 30-10-10 hoặc NPK 20-20-20 đều đặn từ 4-7 ngày một lần cho cây. Vào khoảng 4 tháng cuối năm bạn nên bón phân có lân cao như NPK 6-30-30 hoặc NPK 8-52-17 để cho cây có thể phát triển tốt nhất. Đặc biệt cần chú ý trong giai đoạn cân bắt đầu ra hoa thì nên dừng hẳn việc bón phân.
Vật liệu trồng
Lan vảy rồng thường được ghép vào các thân cây, cục gỗ, hoặc bó vào dớn. Ngoài ra loại cây này vẫn có thể được trồng vào chậu như các loài lan thông thường khác, các loại chậu có thể trồng loại cây này là chật đất, chậu nung, chậu nhựa, chậu dớn,…
Ý nghĩa của lan vảy rồng
Các loài lan trong chi lan Hoàng thảo đều sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt và lan vảy rồng cũng như thế. Loài hoa này có màu sắc vàng rực tượng trưng có sự giàu sang, sung túc, an vui và trọn vẹn. Đồng thời màu sắc của hoa tạo nên sự sang trọng, kiêu hãnh đầy quý phái đồng thời sắc vàng hoàng kim của hoa còn tạo nên sự ấm áp, dịu dàng, đem lại sự quyến rũ cho không gian sống xung quanh. Vì thế nó được rất nhiều gia đình chọn lựa để trang trí trong nhà.
Hơn thế nữa, hoa lan vảy rồng còn mang ý nghĩa biểu tượng cho ý chí kiên cường, cho nghi lực chiến đâu vượt qua những khó khăn nên thường chúng sẽ được làm hoa cũ vũ, làm quà thay cho những lời chúc tốt đẹp và đày ý nghĩa gửi đến người thân, đồng nghiệp, bạn bè vào các dịp lễ Tết quan trọng, hay trong những buổi tiệc, khai trương,…
Tuy nhiên cần chú ý rằng là màu sắc của lan vảy rồng có màu vàng mà màu vàng lại tượng trưng cho sự phản bội nên bạn cần lưu ý không nên tặng cho bạn bè đặc biệt là không nên tặng cho người yêu.