Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, một bộ phim đã lấy đi không ít nước mắt của người xem về câu chuyện cảm động của người cha Lee Yong Goo và cô con gái Ye-seung. Bên cạnh đó, phim còn khắc họa tình bạn của những người bị xã hội xa lánh, khiến khán giả phải cảm thương và xúc động. Cùng Tung Tăng khám phá bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 mà bạn không nên bỏ lỡ dưới đây.
Mục lục:
Thông tin phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Tên tiếng Anh: Miracle in Cell No. 7
Thể loại: Tình cảm, Gia đình
Đạo diễn: Hwan kyung Lee
Quốc gia: Hàn Quốc
Thời gian công chiếu: 23/01/2013
Thời lượng: 127 phút
Diễn viên: Dal-su Oh, Seung ryong Ryu, So Won Kal,…
Nội dung phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là câu chuyện kể về người cha bị thiểu năng trí tuệ Lee Yong Goo và cô con gái bé nhỏ Ye-seung (Kal So Won đóng). Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng hai cha con vẫn kề cạnh chăm sóc cho nhau, dặn dò nhau phải sống thật tốt.
Vì thấy rằng cô con gái Ye-seung của mình ao ước có được chiếc cặp có in hình Thủy thủ mặt trăng. Trong một lần, ông bố Lee Yong Goo chạy theo một bé gái có một chiếc cặp như con gái mình yêu thích để hỏi và tìm mua tặng cho con gái mình. Tuy nhiên, điều không may xảy ra, bé gái chẳng may vấp ngã và qua đời. Ông bố lần này không trở về nhà như thường lệ, anh bị cảnh sát ghép tội đã giết hại và cưỡng dâm đứa bé, bé gái đó vốn là con của Cục trưởng Cục cảnh sát.
Sau khi bị kết án oan, Lee Yong Goo chuyển đến phòng giam số 7, anh may mắn gặp những người bạn nhiều lần giúp đỡ anh và cô con gái để được gặp nhau trong trại. Cũng chính phòng giam này đã cho anh gặp gỡ và kết thân với những người bạn, giúp họ nhận ra phần lương thiện còn sót lại của mỗi phạm nhân và tình người của cảnh sát Min-hwan.
Cuối cùng, trong những ngày còn lại của bản án trước khi bị xử tử, Lee Yong Goo đã sống một cách ý nghĩa nhất của những ngày cuối đời, tặng cho cô con gái chiế cặp in hình thủy thủ mặt trăng như đã hứa trong dịp sinh nhật của con mình, khiến khán giả không thể kìm được nước mắt.
Phim dựa trên một câu chuyện có thật
Jeong Won Seop suốt bao năm trời ròng rã kêu oan cho chính bản thân mình sau khi ra tù. Câu chuyện bắt đầu khi Jeong Won Seop bị cảnh sát bắt giữ và cáo buộc tội buộc tội xâm hại và sát hại trẻ em.
Vụ án này xảy ra vào năm 1972, khi bé gái 9 tuổi bị phát hiện đã chết tại một cánh đồng ở tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Sau khi cảnh sát phát hiện trong túi quần của bé vẫn còn tấm thẻ của cửa hàng truyện tranh. Ngay sau đó, ông chủ cửa hàng truyện tranh Jeong Won Seop bị cảnh sát bắt giữ và buộc tội đã sát hại nạn nhân. Nhiều lần phủ nhận mọi cáo buộc, khẳng định ông bị cảnh sát tra tấn và ép nhận tội nhưng ông vẫn bị tòa án cấp cao từ chối và bác bỏ. Cũng chính vì bố nạn nhân là một cảnh sát cấp cao, thế nên Won Seop tin rằng vụ việc đã đi sai hướng.
Khi bị kết án chung thân, thụ án 15 năm ở tuổi 34, ông Jeong Won Seop đã cải tạo tốt và được ân xá vào cuối năm 1987. Khi ra tù, ông đã đối mặt với nhiều mất mát lớn, gia đình tan vỡ và hầu như ông đã mất tất cả, bố ông vì quá sốc mà qua đời, người vợ gặp tai nạn giao thông cũng mất đi. Vì quá đau lòng vì những gì mình phải đánh đổi và chứng minh sự trong sạch của chính mình, ông Jeong quyết định yêu cầu tòa án Tối cao Seoul xem xét lại vụ án vào năm 1999 nhưng sau đó thất bại. Không dừng lại, vào năm 2005, ông yêu cầu sự giúp đỡ từ Ủy ban Sự thật và Hòa giải. Tuy nhiên, mãi cho đến cuối năm 2007 thì vụ việc mới được xem xét.
Cuối cùng, vào tháng 11 năm 2018, Ủy ban Sự thật và Hòa giải đã chính thức tuyên bố ông Jeong Won Seop nhận án oan và được giải oan sau 36 năm mang tiếng tội phạm giết người và cưỡng hiếp. Tuy nhiên, ngoài lời xin lỗi ra, ông Jeong Won Seop đã không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào mặc dù đã nộp đơn kiện đòi bồi thường.
Thông điệp ý nghĩa của phim
Vì quá đau buồn trước cái cái chết của cô con gái, mà Cục trưởng Cảnh sát đã bất chấp đúng sai, quên đi chính nghĩa của ông, ép Yong Goo nhận tội giết và cưỡng hiếp con gái mình. Sự thật đó đã bị hiểu lầm khi Yong Goo chính là người đang sơ cứu cho đứa bé chứ không phải ông giở trò đồi bại.
Viên cảnh sát Min-hwan ban đầu hung hăng và đánh đập Yong-go khi mới vào trại, cũng chỉ vì anh thấu hiểu và cũng đã từng mất đi người con của mình. Sau một thời gian, Min-hwan đã nhận ra sự vô lý của vụ án mà tìm cách phá vỡ nguyên tắc đưa Ye-seung vào trại thăm bố.
Những người bạn tù trong phòng giam ban đầu rất ghét Yong-go, đánh đập và coi thường anh vì bản án và tội danh mà Yong-go phải chịu oan. Thế nhưng sau này, họ chính là người Cũng cố gắng giúp hai cha con Yong-go sớm được đoàn tụ và minh oan cho anh, bất chấp mức án nặng nhất ể giúp hai cha con trốn thoát.
Tất cả có thể thấy, ai trong chúng ta đều tồn tại những cái tốt, tuy nhiên chỉ vì hoàn cảnh nên đã cái tốt đã bị chôn vùi. Suy cho cùng, đúng sai sẽ được phân trần theo thời gian, khi nhận ra chính nghĩa, con người có thể hi sinh tất cả để bảo vệ sự chính nghĩa ấy. Bên cạnh đó, con người có thể bất chấp tiền bạc, địa vị, học thức,… mà đè bẹp lên những cá thể yếu hơn không chút thương xót, điều này đáng để lên án và cần phải loại bỏ. Trên tất cả, bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã ca ngợi tình cảm gia đình là điều rất thiêng liêng và tình bạn là điều đáng quý và trân trọng nhất, đặc biệt là những người đồngcảnh ngộ.
Cái kết buồn nhưng ý nghĩa của bộ phim
Bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả khi đưa ra một cái kết thật buồn, để lại trong lòng người xem ấn tượng sâu sắc.
Hình ảnh của khinh khí cầu bay trên không trung, tượng trưng cho sự khát vọng được sống và được yêu thương của hai nhân vật chính, thể hiện sự đoàn kết của tất cả các tù nhân giúp hai cha con trở về với sự tự do.
Hình ảnh khinh khí cầu được buộc lại bằng sợi dây thừng tượng trưng cho sự ràng buộc bởi công lý, bởi sự ích kỷ và dối trá, thậm chí là rất tàn nhẫn của thực tế xã hội không cho phép họ thực hiện ước mơ và đành gục ngã trước quyền lực.