Sau thời gian dài sử dụng đất sẽ bị xuống cấp về cấu trúc, đất mất khả năng tái tạo và dần khô cằn, thoái hóa. Chính vì vậy cần phải thường xuyên cải tạo đất để bổ sung dinh dưỡng, tạo môi trường cho cây trồng sau phát triển tốt hơn. Dù trồng trọt quy mô lớn hay chỉ là làm vườn nhỏ, trồng chậu thì cũng cần cải tạo đất để nâng cao chất lượng để trồng để cây phát triển. Có nhiều cách cải tạo đất như bón phân, thủy lợi… và sử dụng đá Perlite cũng là một giải pháp hiệu quả. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng cải tạo đất của đá Perlite trong trồng trọt nhé!
Mục lục:
Tìm hiểu sơ lược về đá Perlite
Trồng cây bằng giá thể là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Các giá thể sẽ góp phần cung cấp dinh dưỡng và độ ẩm cũng như giúp đất tơi xốp hơn. Có nhiều loại giá thể trồng cây tốt, trong đó đá Perlite có nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay. Đá Perlite được hình thành từ núi lửa, được sản xuất qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao. Chúng có cấu tạo thể hang, nhẹ và xốp nên dễ sử dụng và thuận tiện khi trồng cây. Đá Perlite thường được phối trộn với các giá thể khác như đá Pumice, xơ dừa… để tăng hiệu quả sử dụng.
Công dụng cải tạo đất của đá Perlite
Lí do khiến người ta ưa chuộng đá Perlite là vì chúng tốt cho đất. Sử dụng đá Perlite với mục đích giúp đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Đất trồng sau một thời gian dài thường bị nén chặt, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đất trồng chậu. Khi đó đá Perlite sẽ có vai trò giúp đất luôn thông thoáng, cải tạo kết cấu đất tạo điều kiện cho rễ phát triển. Đặc biệt đá Perlite giúp cải tạo đất sét, đất thịt rất hiệu quả và an toàn.
Đá Perlite xốp, nhẹ, kích thước của chúng tạo lối đi cho không khí xuyên trong đất. Vì vậy sử dụng đá trân châu lâu dài sẽ giúp đất luôn thông thoáng, không bị nén chặt. Ngoài ra đá Perlite còn có các khoang rỗng giúp cải tình trạng thoát nước cho đất. Do đó đá Perlite còn được sử dụng để ngăn ngừa đất bị ngập úng.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì đá Perlite còn có độ pH trung tính. Độ pH trung tính giúp cho đất không bị biến đổi tính chất khi bón phân, bổ sung dinh dưỡng trong thời gian dài. Loại giá thể này còn vô trùng do đó sạch mầm bệnh, an toàn đối với đất và cây trồng.
Tìm hiểu chi tiết hơn về “Đá perlite là gì? Công dụng của đá perlite trong làm vườn”
Cách cải tạo đất bằng đá Perlite đơn giản
Cải tạo đất trồng rau
Để cải tạo đất bằng đá Perlite, mọi người hãy làm theo các bước sau:
- Đầu tiên hãy xới đất và cho đất nghỉ ngơi 1 thời gian. Cho đất nghỉ khoảng 3 — 5 ngày giúp đất có thêm oxy và loại trừ được một số mầm bệnh còn sót lại.
- Sau thời gian trồng trọt đất sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó nên bổ sung thêm đất trồng mới và phân hữu cơ cho đất. Ngoài phân hữu cơ thì sử dụng thêm phân vi sinh. Đây là cách an toàn và hiệu quả để cải tạo đất mà không có sự can thiệp của chất hóa học.
- Sau khi bổ sung dinh dưỡng sẽ đến bước tạo độ tơi xốp cho đất. Đất tơi xốp sẽ tạo môi trường tốt cho cây trồng. Để giúp đất tơi xốp, phì nhiêu thì ta nên sử dụng đá Perlite. Sử dụng đá Perlite trộn với đất trồng để tăng sự thoáng khí và tơi xốp. Đá Perlite cũng giữ ẩm tốt tránh tình trạng khô cằn, hạn hán.
Cải tạo đất sét thịt
Đất sét thịt thường bị nén chặt, gây bất lợi cho sự phát triển của rễ nên cần được cải tạo. Để cải tạo đất sét ta cần chuẩn bị các dụng cụ như: đá Perlite, rêu than bùn và dụng cụ cào.
Sau đó thực hiện cải tạo đất với các bước:
- Cày đất lên khoảng 6 — 13 cm và đào các lỗ để có thể chứa đá Perlite
- Rải đá Perlite lên bề mặt đất vừa cày, rải đá Perlite với độ dày khoảng 4 cm. Nếu là đất thiếu dinh dưỡng có thể bổ sung thêm rêu than bùn với tỉ lệ 50% rêu than bùn + 50% đá Perlite.
- Cày lại đất để các nguyên liệu và đất được trộn đều. Với các bãi cỏ nên sử dụng cào để cào lên đất.
Trên đây là công dụng cải tạo đất của đá Perlite và cách cải tạo đất đơn giản dễ làm. Đá Perlite không chỉ là một loại giá thể tốt mà còn có công dụng cải tạo đất hiệu quả. Nếu mọi người cần cải tạo đất sét thịt hay đất thiếu dinh dưỡng thì hãy sử dụng đá Perlite nhé.
Đá Perlite đang dần trở thành nguyên liệu cải tạo và sản xuất đất sạch trồng rau đô thị phổ biến bởi khả năng giữ ẩm và giảm trọng lượng của đất trồng.