Mục lục:
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định, Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, là một hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, chính thức được cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.
Đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân: Là công dân Việt Nam, từ đủ 14 tuổi trở lên.
Một trong những điểm đặc biệt của CCCD đó là mã số in trên thẻ CCCD chỉ được cấp 1 lần và có giá trị mãi mãi, không thay đổi dù công dân có yêu cầu cấp lại do bị mất hay thay đổi thông tin trên Hộ khẩu thường trú.
Căn cước công dân có gắn chip là gì?
Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip hay còn được gọi với tên thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, cung cấp những thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của
người sở hữu CCCD đó và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Sự khác nhau giữa thẻ CCCD gắn chip và CCCD mã vạch đó là trên thẻ gắn chip sẽ không có mã vạch mà sẽ thay bằng chip điện tử dung lượng lớn. Thẻ CCCD gắn chip sẽ lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.
Ưu điểm khi sử dụng CCCD gắn chip
Thẻ CCCD gắn chip làm bằng chất liệu nhựa cứng nên đảm bảo được độ bền, có độ bảo mật cao và có thể lưu trữ lượng thông tin lớn với tính linh hoạt cao.
Thẻ CCCD gắn chip điện tử được tích hợp đầy đủ các thông tin của các loại giấy tờ khác như bằng lái xe nên người dân không cần mang theo nhiều giấy tờ khi đi làm thủ tục hành chính, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Thủ tục đổi thẻ CMND 9 số, 12 số qua CCCD gắn chip
Để đổi thẻ CMND 9 số, 12 số qua CCCD gắn chip, bạn cần mang theo CMND và các giấy tờ khác có liên quan đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai)
Bước 1: Tại đây, Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân
Bước 2: Công dân xuất trình CMND và sổ hộ khẩu đã được cấp trước đó.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai CCCD
Nếu công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ tiến hành chụp ảnh, lấy dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.
Bước 3: Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định
Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.
– Nếu CMND của công dân còn nguyên vẹn (chưa cắt góc) thì sẽ được trả lại để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.
– Nếu CMND được cấp trước đó bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì cán bộ cơ quan quản lý sẽ thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Thủ tục đổi thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip
Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Bước 2:
– Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.
– Nếu thông tin có sự thay đổi thì yêu cầu công dân xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.
– Nếu thông tin chính xác thì tiến hành lấy dấu vân tay và chụp ảnh chân dung của công dân.
Bước 3: Nộp lệ phí theo quy định
Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.
Bước 5: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
– Nếu công dân đăng ký nhận thẻ CCCD qua đường chuyển phát nhanh thì thu CCCD, cắt góc và trả lại sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp CCCD.
– Nếu công dân đăng ký nhận thẻ CCCD tại đơn vị cấp: Tiến hành thu hồi, cắt góc và trả lại CCCD khi trả thẻ CCCD gắn chíp điện tử.
– Đối với CCCD bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy CCCD