Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà cực kỳ đơn giản

Vệ sinh máy lạnh là việc làm cần thiết để giúp đảm bảo được hiệu suất hoạt động cũng như là tuổi thọ sử dụng lâu dài dành cho điều hòa nhiệt độ. Vậy thế nhưng việc gọi thợ sẽ tiêu tốn của bạn một khoản chi phí, trong khi chúng ta lại hoàn toàn có thể tự mình vệ sinh được cho máy lạnh tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào.

Cách xuống dòng trong excel với Windows và Macbook
7 Bộ phim võ thuật được yêu thích nhất mọi thời đại
Hướng dẫn cài Win 10 bằng USB cực kỳ đơn giản

vệ sinh điều hòa, vệ sinh máy lạnh, bảo dưỡng máy lạnh

1. Thời gian vệ sinh cho máy lạnh

Không có khoảng thời gian cố định cho việc sửa chữa, bảo dưỡng hay là vệ sinh cho máy lạnh. Dựa theo tình trạng thực tế, lượng bụi bẩn bám vào dàn nóng hoặc dàn lạnh, môi trường hay tần suất sử dụng mà thời gian vệ sinh cũng khác nhau. Thông thường thì nếu sử dụng liên tục chúng ta nên vệ sinh khoảng 3-4 lần/năm. Còn nếu như chỉ sử dụng vào mùa hè thì cứ đến đầu mùa chúng ta vệ sinh là được.

Việc vệ sinh điều hòa chủ yếu là chúng ta tiến hành lau chùi, rửa các bộ phận khác nhau của thiết bị, kiểm tra và bơm ga máy lạnh nhằm đảm bảo cho công suất máy hoạt động đảm bảo, giữ cho máy sạch mới, sử dụng được lâu dài hơn. Ngoài ra thì chúng ta cũng sẽ kiểm tra lại những mấu nối điện, khả năng thông gió và tiếng ồn của máy lạnh tạo ra nữa.

2. Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà

Ngắt điện và kiểm tra
Việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm đó chính là ngắt điện ở máy lạnh, điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn cho người vệ sinh, đặc biệt là tình trạng chập điện có thể gây ra thiệt hại về tài sản hay hở điện có thể gây nguy hiểm tới con người. Hãy chắc chắn rằng mình đã ngắt điện rồi mới bắt đầu thực hiện kiểm tra cho máy lạnh.

Để kiểm tra thì chúng ta sẽ kiểm tra tình trạng của máy lạnh từ các bộ phận bên ngoài trước. Cụ thể hơn đó là hãy xem ở khu vực của dàn lạnh và dàn nóng xem có điều gì bất thường xảy ra hay không. Thêm nữa là tại những mấu nối điện thì cũng cần kiểm tra lại xem có bị hở hay không. Để an toàn hơn thì hãy siết lại những nơi nối điện hoặc là nối lại cho chắc chắn.

vệ sinh điều hòa, vệ sinh máy lạnh, bảo dưỡng máy lạnh

Lau rửa cho dàn lạnh
Dàn lạnh là bộ phận đầu tiên chúng ta có thể vệ sinh. Dàn lạnh là bộ phận nằm bên trong phòng để làm lạnh cho không gian, nếu như dàn lạnh bị bẩn thì không khí thổi vào trong phòng thông qua máy lạnh sẽ có mùi cực kỳ khó chịu, thậm chí là làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Dàn lạnh cũng là 1 trong 2 bộ phận chính của máy lạnh, cho nên việc vệ sinh cần được thực hiện kỹ lưỡng.

Bạn hãy sử dụng nước, vòi phun nước, bơm áp lực…. để phun nước vào dàn lạnh. Hãy phun cả dàn máy và quạt của dàn lạnh cho tới khi nào bụi bẩn chảy hết ra ngoài. Trong quá trình vệ sinh bạn cũng có thể dùng một số loại chất tẩy rửa để lau và làm sạch, hạn chế mùi hôi ở dàn lạnh. Sau khi đã lau rửa dàn lạnh xong thì lắp lại đúng vị trí của chúng.

Rửa lưới lọc không khí
Trong dàn lạnh sẽ có một bộ phận là lưới lọc, chúng đóng vai trò lọc bụi bẩn của không khí thổi từ ngoài vào trong phòng, chính bởi vậy mà có thể nói lưới lọc sẽ là bộ phận bẩn nhất trong máy lạnh. Để vệ sinh cho lưới lọc thì bạn cần phải tháo lưới ra khỏi dàn lạnh, sau đó sử dụng nước hoặc khăn chùi để vệ sinh như thông thường.

Tốt nhất bạn nên xem chiều thổi không khí qua lưới lọc, sau đó dùng nước để phun/dội theo chiều ngược lại cho bụi bẩn chảy ra ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải để cọ, khăn để lau chùi cho lưới lọc. Một số loại xà phòng hay chất tẩy rửa cũng giúp cho lưới lọc không còn mùi hôi. Việc vệ sinh lưới lọc khác với vệ sinh máy lạnh, bạn có thể thực hiện mỗi 2 tuần/lần.

vệ sinh điều hòa, vệ sinh máy lạnh, bảo dưỡng máy lạnh

Vệ sinh cho dàn nóng
Tương tự như là với dàn lạnh, bạn cũng có thể thực hiện vệ sinh cho dàn nóng bằng cách sử dụng nước để phun hoặc dội vào. Dàn nóng cũng là một bộ phận quan trọng trong dàn máy lạnh cho nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của điều hòa. Việc vệ sinh cho dàn nóng cần được thực hiện để tránh làm cho mô tơ quạt bị ảnh hưởng, gây ra hỏng hóc.

Trong quá trình dùng nước để vệ sinh cho dàn nóng, bạn có thể dùng que, tuốc vít để cố định các cánh quạt lại, nhờ vậy mà làm sạch được tốt hơn. Hãy nhớ là khi xịt nước thì đừng nên xịt trực tiếp vào phần mô tơ nhé. Sau khi vệ sinh xong và lắp lại dàn nóng vào vị trí thì đừng nên để cho nó sát với mặt đất.

Vận hành và chạy thử
Sau khi đã vệ sinh xong toàn bộ, hãy lặp lại máy lạnh và đặt chúng vào vị trí cần thiết. Lúc này thì bạn bật máy lạnh lên để chạy thử, qua đó quan sát xem có tiếng động cơ va đập hay không, máy lạnh còn phát ra mùi hôi nữa hay không…. Trong trường hợp máy chạy êm, có tốc độ làm lạnh nhanh, không bị chảy nước ra thì nghĩa là bạn đã thành công trong việc vệ sinh cho máy lạnh.

Trong toàn bộ quá trình vệ sinh cho máy lạnh, hãy nhớ rằng bất cứ chỗ nào có bo mạch điện tử thì cũng đừng nên xịt nước trực tiếp vào đó bởi có thể khiến cho linh kiện điện tử bị hỏng dẫn tới máy lạnh không hoạt động được. Ngoài ra thì bạn cũng hãy kiểm tra xem có cần phải bơm gas cho máy lạnh không, qua đó bổ sung thêm gas để điều hòa hoạt động được đảm bảo hơn.

vệ sinh điều hòa, vệ sinh máy lạnh, bảo dưỡng máy lạnh

3. Lưu ý khi vệ sinh máy lạnh

Trong khi vệ sinh máy lạnh thì các bạn đừng nên phun nước quá mạnh, chỉ nên ở mức độ vừa phải mà thôi. Tại những vị trí ở bên trên của máy nén sẽ là các bảng mạch, nơi đây không nên phun nước trực tiếp là phải thổi bụi hoặc lau chùi cẩn thận. Phần dàn lạnh của máy thì không nên để ở ngoài trời hoặc bị tác động bởi môi trường, mưa nắng… nhằm đảm bảo tuổi thọ sử dụng.

Các loại máy lạnh sử dụng van thì độ kín là không tuyệt đối, bởi vậy mà có thể các đường ống có thể bị xì ở mức độ cho phép nào đó. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải kiểm tra xem đường ống có bị rò rỉ không, qua đó khắc phục tình trạng dây bị mát hoặc là quá nhiệt.

Trên bài viết là vệ sinh máy lạnh đơn giản tại nhà, giúp bạn không cần phải tốn tiền gọi thợ mà vẫn đảm bảo có được chiếc máy lạnh sạch sẽ, đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn. Hãy nhớ vệ sinh theo định kỳ để giữ gìn máy lạnh thật tốt nhé. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết này nhé!