Nhiều người thường nghĩ rằng cách tính phần trăm, thế nhưng bạn có biết rằng có những trường hợp tính phần trăm cực kỳ oái oăm, khiến mọi người phải đau đầu. Nguyên nhân là bởi vì việc tính phần trăm phải dựa vào trường hợp và bài toán cụ thể, từ đó mới đưa ra được công thức phù hợp. Bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu những trường hợp áp dụng công thức tính phần trăm khác nhau.
Mục lục:
Tính tỷ số phần trăm
Đây là một dạng tính phần trăm cơ bản và dễ dàng nhất, mà ngay cả những người học sinh cũng có thể thực hiện được. Để có thể tính tỷ lệ phần trăm của một yếu tố nào đó trong tổng các yếu tố, chúng ta sẽ chủ cần lấy yếu tố đó chia cho tổng các yếu tố rồi chia cho 100 là được.
Công thức chung: tính tỷ số phần trăm của a và b.
%a = a / (a + b) / 100
%b = b/ (a + b) / 100
Hoặc %b = 100 – %a.
Ví dụ 1: tính tỷ số phần trăm của 20 chiếc áo và 30 chiếc quần.
% áo = 20 / (20 + 30) / 100 = 40%.
% quần = 30 / (20 + 30) / 100 = 60%
Hoặc % quần = 100 – 40 = 60%.
Ví dụ 2: tính tỷ số học lực với lớp có 10 bạn giỏi, 15 bạn khá, 25 bạn trung bình.
% học giỏi = 10 / (10 + 15 + 25) / 100 = 20%
% học giỏi = 15 / (10 + 15 + 25) / 100 = 30%
% học giỏi = 25 / (10 + 15 + 25) / 100 = 50%
Hoặc % học giỏi = 100 – 20 – 30 = 50%.
Tính phần trăm chênh lệch
Đây là một kiểu tính phần trăm khác dùng để so sánh sự chênh lệch giữa các giá trị với nhau bằng đơn vị phần trăm. Qua đó chúng ta nắm được tỷ lệ thay đổi của các giá trị với nhau. Lúc này bạn cần lấy hiệu của giá trị cần so sánh với mốc so sánh, chia cho mốc so sánh rồi nhân với 100.
Công thức chung: tính tỷ số chênh lệch giữa a so với b.
% chênh lệch của a so với b = (b – a) / a x 100
Trong đó thì chúng ta sẽ có b là số cần so sánh và a là mốc so sánh.
Ví dụ 1: tính tỷ số tăng doanh thu khi tháng trước là 400 triệu, tháng sau là 500 triệu.
% doanh thu tăng = (500 – 400) / 400 x 100 = 25%
Ví dụ 2: tính tỷ số giảm doanh thu khi tháng trước là 500 triệu, tháng sau là 400 triệu.
% doanh thu giảm = (500 – 400) / 500 x 100 = 20%
Điều quan trọng của công thức này nó là chúng ta phải phân biệt rõ đâu là chỉ số cần được so sánh và đâu là mốc so sánh. Tại ví dụ 1 và 2 chúng ta đều thấy, hiệu số chênh lệch đều là (500-400), tuy nhiên mốc so sánh khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau.
Tính phần trăm hoàn thành
Công thức tính phần trăm hoàn thành tương tự như là với tính tỷ số phần trăm (trường hợp 1). Tuy nhiên thì tại trường hợp 1 thì giới hạn tối đa là 100%, còn đối với trường hợp này thì kết quả có thể vượt qua 100%. Lúc này bạn cần phải lấy con số đã hoàn thành, chia cho mục tiêu rồi nhân với 100.
Công thức chung: tính tỷ số hoàn thành khi a là những gì đã làm và b là mục tiêu.
% hoàn thành = a / b x 100
Ví dụ 1: tính tỷ số hoàn thành khi đã sản xuất được 40 chiếc áo trong khi mục tiêu là 160 chiếc áo.
% hoàn thành = 40 / 160 x 100 = 25%
Ví dụ 2: tính tỷ số hoàn thành khi mục tiêu là sản xuất 200 chiếc áo nhưng đã làm 230 chiếc áo.
% hoàn thành = 230 / 200 x 100 = 115%
Tính tiền lãi ngân hàng
Tính tiền lãi ngân hàng là một điều khá phức tạp. Chúng ta sẽ cần phải dùng số tiền cho vay, nhân với lãi suất, chia cho 100, chia cho 12 tháng, sau đó nhân với thời hạn đăng ký nữa.
Công thức chung: tính tổng tiền lãi ngân hàng.
Tổng tiền lãi = (số tiền gửi/vay x lãi suất / 100) / 12 x thời hạn
Ví dụ 1: tính tiền lãi ngân hàng nếu gửi 300 triệu trong 6 tháng với lãi suất 5%.
Tổng tiền lãi = (300,000,000 x 5 / 100) / 12 x 6 = 7,5 triệu.
Trong trường hợp tính tiền lãi ngân hàng này.
- Nếu bạn không nhân với thời hạn thì sẽ ra tiền lãi mỗi tháng.
- Nếu bạn không chia 12, thì sẽ ra tiền lãi trong 1 năm.
Tính số tiền tăng/giảm
Bạn có thể thấy, các cửa hàng, shop, những nơi bán hàng thường hay có ưu đãi giảm giá hoặc tăng giá sản phẩm vào những dịp đặc biệt. Vậy thì so với giá gốc, sau khi tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định. Các chương trình giảm giá thì có rất nhiều, còn về phần tăng giá, thường sẽ áp dụng với các trường hợp tính thêm thuế giá trị gia tăng.
Số tiền chúng ta cần phải trả sẽ là bao nhiêu? Bạn sẽ cần phải lấy số tiền gốc, chia cho 100, nhân với phần trăm tăng/giảm, sau đó thì lấy tiền gốc và cộng với số tiền nó nếu nó tăng, và trừ đi số tiền đó nếu nó giảm.
Công thức chung: tính số tiền cần thiết khi sản phẩm có giá là a và đã tăng/giảm b%.
Giá sau khi tăng = a + (a / 100 x b)
Giá sau khi giảm = a – (a / 100 x b)
Ví dụ 1: tính tiền để mua chiếc áo có giá 100k sau khi được tăng giá 5%.
Giá mua = 100,000 + (100,000 x 5 / 100) = 105,000 vnđ.
Ví dụ 2: tính tiền để mua chiếc áo có giá 100k sau khi được giảm giá 5%.
Giá mua = 100,000 – (100,000 x 5 / 100) = 95,000 vnđ.
Trên đây là những cách tính phần trăm phổ biến, sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Mong rằng bài viết sẽ mang lại được sự hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.