Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp được coi là cứu cánh giúp người lao động giảm tải gánh nặng tài chính khi bị mất việc làm.
Tuy nhiên, rất ít người lao động nắm rõ cách tính bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi của mình. Sau đây, Tung Tăng sẽ hướng dẫn bạn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chi tiết và mới nhất 2022.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2021
Bước 1: Tính bình quân mức lương tham gia bảo hiểm xã hội
Bình quân mức lương tham gia bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng trước khi nghỉ việc.
Ví dụ: Ông A nghỉ việc vào tháng 5 năm 2021. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng liền kề trước tháng 5 của ông A như sau:
Tháng 1, 2, 3, 4/2021 ông A đóng bảo hiểm với mức lương 7.500.000 đồng
Tháng 11, 12/2020 ông A đóng bảo hiểm với mức lương 6.000.000 đồng
Như vậy bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông A là: (7.500.000 x 4 + 6.000.000 x 2) : 6 = 7.000.000 đồng
Bước 2: Xác định công thức tính bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013:
“Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp…”
Trên cơ sở quy định trên, ta có công thức tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp = Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng trước khi thất nghiệp x 60%
Theo ví dụ ở trên, nếu Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng trước khi thất nghiệp của ông A là 7.000.000 đồng thì:
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A = 7.000.000 x 60% = 4.200.000 đồng
Lưu ý: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa không được vượt quá:
– 05 lần mức lương cơ sở nếu người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hiện nay, mức lương cơ sở do Nhà nước quy định là 1.490.000 đồng. Như vậy, nếu người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước thì mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa không quá 7.450.000 đồng
– 05 lần mức lương tối thiểu vùng nếu người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa của từng vùng như sau:
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu đóng đủ 12 – 36 tháng thì người lao động được hưởng 03 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng.
– Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ví dụ bà A có bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp là 6.000.000 đồng
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng. Thực hiện chế độ tiền lương của doanh nghiệp tư nhân, thuộc vùng 1.
Vậy mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của A là: 6.000.000 x 60% = 3.600.000 đồng
Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của A là 12 tháng.