Có lẽ bánh xèo là món ăn dân dã, gần gũi với người dân Việt Nam được làm cầu kỳ bởi nhiều nguyên liệu khác nhau, có thể dễ dàng chế biến tại nhà một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bí quyết để làm bánh xèo vẫn giữ được độ giòn lâu, hay cách làm như thế nào đơn giản và thành công nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây, Tung Tăng bật mí cho các bạn cách làm bánh xèo đơn giản và giòn lâu 2021.
Mục lục:
Bánh xèo là gì?
Bánh xèo là một món ăn truyền thống gần gũi với người Việt trên khắp 3 miền. Đây là một món ăn được nhiều bạn bè quốc tế trải nghiệm và ghé thăm như một nền văn hóa ẩm thực đặc biệt của nước ta. Tùy theo sở thích, khẩu vị mỗi người và mỗi vùng miền mà bánh xèo được chế biến khác nhau. Tuy nhiên, bất kì miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh xèo vẫn giữ được vị thơm ngon riêng biệt đối với nhiều người.
Bánh xèo Việt Nam có gì đặc biệt?
Đối với miền Trung, bánh được chế biến theo kích thước nhỏ, độ dày vừa phải, nhân của bánh bao gồm thịt heo hoặc tôm, mực,… Đặc biệt tại xứ Huế mộng mơ, người ta ăn bánh kèm với thịt nướng, nước chấm được làm từ nước lèo gồm gan, lạc, tương khá lạ mắt.
Tại miền Nam, điểm nhấn của bánh chính là kích thước rất to, thậm chí là to gấp 3-4 lần so với bánh xèo tại miền Trung. Họ chế biến trên một chiếc chảo to, bánh mỏng, giòn, có vị thơm béo từ nước cốt dừa. Nhân bánh bao gồm thịt heo, tôm, củ sắn, giá, đặc biệt có thể thay thế bằng thịt vịt, đậu xanh,… Người miền Nam có cách ăn rất cầu kỳ, họ cuốn bánh với bánh tráng mỏng, ăn chung với rau rừng và nước chấm cay chua ngọt đậm đà.
Vốn dĩ cái tên “Bánh xèo” được đặt ra bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi chiên bánh, để ý khi chế biến sẽ vang lên tiếng “xèo xèo”, từ đó cái tên “Bánh xèo” ra đời. Cho dù là cách chế biến hay cách thưởng thức bánh từng vùng miền có khác nhau nhưng vẫn giữ được độ ngon, hấp dẫn của bánh qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp.
Nguyên liệu làm bánh xèo
Bột bánh xèo pha sẵn (hoặc có thể tự xay bột gạo trộn với nghệ, nước dừa và hành lá)
Hành tây, hành lá, hành khô, giá đỗ, cà rốt, ớt tươi, chanh, tỏi.
Bánh tráng
Bia (để vỏ bánh giữ độ giòn lâu)
Thịt ba chỉ, tôm, tép, đỗ xanh nguyên vỏ
Muối, hạt tiêu, đường
Các loại rau sống ăn kèm: lá cóc, cải xanh, xà lách, lá xá xị, rau thơm, lá quế, diếp cá, dưa leo, xoài chua hoặc đồ chua ăn kèm,…
Tiến hành sơ chế sẵn nguyên liệu
- Thịt ba chỉ cắt mỏng hoặc thái nhỏ tùy sở thích, sau đó ướp đầy đủ gia vị như bình thường và trộn 1 ít hành khô. Tôm lột vỏ, cắt râu, làm sạch rồi đem xào chín chung với thịt.
- Hành tây bóc vỏ rửa sạch thái mỏng, chú ý trước khi thái nên ngâm vào nước đá cho bớt hăng và giữ được độ giòn.
- Các loại rau, giá đỗ nhặt và rửa sạch để ráo nước, hành lá cắt nhỏ. (Lưu ý: Đỗ xanh nên ngâm nước 1-2 tiếng, đãi sạch rồi tao chín).
Bật mí cách làm bánh xèo đơn giản và giòn lâu
Với nguyên liệu dễ kiếm, công thức cũng khá đơn giản nhưng bí quyết để bánh giữ được độ giòn lâu thì không phải qua cũng biết.
Bước 1: Tiến hành trộn bột
- Trộn hỗn hợp bao gồm: bột bánh xèo, một thìa nhỏ muối, nước và không thể thiếu một chén bia giúp bánh giữ được độ giòn lâu. Sau đó, khuấy thật đều để hỗn hợp hòa quyện và không bị vón cục. Tiếp theo cho hành lá và đỗ xanh vào và khuấy đều tay.
- Để bột nghỉ trong thời gian khoảng 20 phút
Lưu ý để bánh có độ dày vừa phải, dễ chín nên pha bột lỏng vừa phải không nên pha quá đặc khiến vỏ bánh dày và không được giòn.
Bước 2: Đổ bột bánh
- Bắt chảo chống dính lên bếp để nóng, cho một thìa dầu ăn vào chảo để dầu nóng và để lửa vừa phải.
- Lấy vá đổ một thìa bột vào láng cho thật mỏng, đậy vung khoảng 1 phút cho bánh chín.
- Mở nắp cho hỗn hợp nhân tôm thịt đã làm ở bước sơ chế, đỗ, giá sống lên bánh. Sau đó, gấp đôi bánh lại và chờ bánh giòn đều cả 2 mặt rồi lấy ra. Tiếp tục như vậy với những chiếc bánh tiếp theo.
Lưu ý: Sau khi chiên bánh xong, bạn nên đặt bánh trên giấy thấm dầu giúp bánh rút được dầu và thông thoáng để bánh giữ độ giòn lâu hơn, ăn nhiều cũng sẽ không bị ngán.
Bước 3: Thưởng thức
- Bánh sẽ trông đẹp mắt, hấp dẫn khi có màu vàng của nghệ, khi bánh còn nóng, lúc này chỉ cần gắp ra dĩa và thướng thức.
- Bạn có thể ăn đơn giản khi ăn chung với nước chấm và rau ăn kèm. Tuy nhiên, sẽ rất thú vị khi cuốn bánh xèo cùng với bánh tráng và nhiều rau đã chuẩn bị. Đặc biệt, chấm thêm nước mắm cay chua ngọt sẽ tạo nên hương vị khó cưỡng cho món ăn đấy nhé!
Cách làm nước chấm “thần thánh”
Ngoài bí quyết làm bánh ra, nước chấm chính là thành phần đặc biệt, không thể thiếu khi ăn kèm với món bánh xèo đó nhé!
Cách làm nước mắm cay chua ngọt chuẩn vị cũng rất đơn giản. Bạn cứ làm theo tỉ lệ như sau: 5 thìa nước, 1.5 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1.5 thìa nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh (tùy theo độ chua bạn mong muốn), tỏi và ớt băm, sau đó nêm nếm vừa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thái sợi của cà rốt và bỏ vào để tạo bắt mắt và hấp dẫn.
Như vậy, bạn có thể trổ tài món bánh xèo giòn rụm cùng với món nước chấm “thần thánh” rồi. Chúc các bạn thành công!