Cách bài trí bàn thờ ngày Tết 2022 đúng chuẩn phong thủy

Trang trí bàn thờ là một trong những hoạt động quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây không chỉ là nét đẹp tín ngưỡng của người Việt mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Sau đây, Tung Tăng sẽ hướng dẫn các bạn cách bài trí bàn thờ ngày Tết đúng chuẩn phong thủy.

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết

Theo văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, bàn thờ là không gian linh thiêng và trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Là nơi giao thoa giữa trời và đất, kết nối 2 cõi âm dương.

Việc trang trí bàn thờ ngày tết không chỉ tỏ lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn thể hiện ước mong năm mới bình an, khỏe mạnh, vạn sự như ý. Chính vì lý do đó, việc trang trí bàn thờ ngày tết có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người. 

Hoạt động trang trí bàn thờ ngày tết thường bắt đầu vào ngày ông Công ông Táo về trời tức là ngày 23 Tết. 

bàn thờ ngày tết, cách trang trí bàn thờ ngày tết, cách bài trí bàn thờ ngày tết, cách bày bàn thờ ngày tết, cách bày trí bàn thờ ngày tết

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết

Trước khi tiến hàng trang trí bàn thờ ngày Tết thì bạn nên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để năm mới đón thêm nhiều may mắn. Cách lau dọn bàn thờ đúng được thực hiện như sau:

Nếu nhà bạn có bàn thờ thần phật thì phải lau chùi bàn thờ của các thần phật trước, sau đó mới dùng nước mới để lau dọn bàn thờ của ông bà tổ tiên. 

Vì mọi thứ liên quan đến việc lau dọn bàn thờ cần đảm bảo sạch sẽ nên khăn lau và chổi lau bàn thờ phải được dùng riêng, tránh sự uế tạp làm mất tính tôn nghiêm của bàn thờ.

bàn thờ ngày tết, cách trang trí bàn thờ ngày tết, cách bài trí bàn thờ ngày tết, cách bày bàn thờ ngày tết, cách bày trí bàn thờ ngày tết, cách lau chùi bàn thờ

Khi lau dọn bàn thờ nên sử dụng nước ấm từ nguồn nước sạch hoặc nước mưa nước lá trầu, lá gừng để lau dọn bàn thờ.

Khi lau rửa bài vị bạn nên dùng nước ấm, sạch và cũng thực hiện lau chùi bài vị thần phật trước rồi mới đến bài vị tổ tiên.  

Sau khi lau chùi bài vị xong mới đến công đoạn dọn bát hương. Nhiều người thường có thói quen rút hết chân hương rồi đổ hết tro ra ngoài, tuy nhiên, hành động này được cho là tán tài. Bạn nên dùng muỗng để múc từng phần tro bỏ ra ngoài, rồi mới tiến hành làm sạch bát hương. 

Bố trí các vật dụng trên bàn thờ như thế nào?

Một lưu ý quan trọng khi sắp xếp các vật dụng trên bàn thờ đó là không được che mất mặt của các vị thần phật và tổ tiên. 

Cách bố trí các vật dụng trên bàn thờ đúng chuẩn được thực hiện như sau:

Hoành phi treo lên tường và ở vị trí chính giữa so với bàn thờ. Hai bên hoành phi có thể treo câu đối.

bàn thờ ngày tết, cách trang trí bàn thờ ngày tết, cách bài trí bàn thờ ngày tết, cách bày bàn thờ ngày tết, cách bày trí bàn thờ ngày tết, cách lau chùi bàn thờ

Bát hương nên đặt ở giữa, phía trên bát hương có cây trụ để cắm vòng hương. Hai bên đặt thêm 2 bát hương nhỏ khác để tạo thế tam tài mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Hai bên bát hương là 2 chiếc đèn dầu (hoặc nến) để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. 

Bình hoa đặt ở 2 bên, nếu bàn thờ chỉ có 1 bình hoa thì nên đặt ở bên trái. Hoa trên bàn thờ nên dùng các loại hoa tươi như hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ… không sử dụng hoa khô hay hoa nhựa.

Đỉnh hương nên bố trí ở chính giữa bàn thờ. Hạc thờ nên đặt hai bên đỉnh hương. Kỷ chén đặt ở phía trước bát hương hướng nhìn từ ngoài vào.

Lễ vật cúng bàn thờ ngày Tết

Lễ vật cúng bàn thờ ngày tết Nguyên đán bao gồm:

– Quần áo và giấy tiền vàng mã cho các cụ

– Mâm ngũ quả đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ

– Một bình rượu ngon và một bình trà ngon

– Hoa tươi

– Bánh kẹo, cau trầu

– Cỗ mặn hoặc cỗ chay

bàn thờ ngày tết, cách trang trí bàn thờ ngày tết, cách bài trí bàn thờ ngày tết, cách bày bàn thờ ngày tết, cách bày trí bàn thờ ngày tết, cách lau chùi bàn thờ

Lưu ý, các lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên nên đặt hai bên trái và phải ngang bằng nhau. Còn nếu là lễ vật dâng lên bàn thờ ông địa hay các gia thần khác thì theo nguyên tắc bên trái bài trí cao hơn bên phải. 

Cách chọn và bày mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả là một lễ vật quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam. Trong phong thủy, số 5 có ý nghĩa là sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chọn 5 loại trái cây tạo thành mâm ngũ quả mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, đất trời giao thoa, mọi vật đều sinh sôi phát triển. 

Tùy theo phong tục mỗi vùng miền mà việc chọn mâm ngũ quả ngày tết có sự khác nhau.

Mâm ngũ quả của miền Bắc dựa trên thuyết ngũ hành với 5 màu đặc trưng là: trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. 5 loại quả thường được chọn cho mâm ngũ quả miền Bắc là Chuối, bưởi, hồng, quất, đào.

bàn thờ ngày tết, cách trang trí bàn thờ ngày tết, cách bài trí bàn thờ ngày tết, cách bày bàn thờ ngày tết, cách bày trí bàn thờ ngày tết, cách lau chùi bàn thờ

Mâm ngũ quả của miền Nam thường bao gồm 5 loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch theo câu “Cầu – Sung -Vừa- Đủ – Xài.

Người miền Trung không quá câu nệ như người miền Bắc và miền Năm nên mâm ngũ quả thường có gì cúng nấy. 

Một số điều kiêng kỵ khi lau dọn, trang trí bàn thờ ngày Tết

– Tránh để người bẩn, lấm lem bùn đất khi lau dọn bàn thờ

– Hoa để chưng lên bàn thờ không nên chọn những bông đã nở to

– Tuyệt đối không xê dịch bát hương khi lau dọn bàn thờ

– Bát hương trên bàn thờ nên được làm bằng sứ

– Bát hương bàn thờ nên được làm bằng nguyên liệu sứ.

Đánh giá bài viết này nhé!