Bệnh gout ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay khiến nhiều người băn khoăn bệnh gout nên ăn gì?
Về cơ bản, bệnh gout là một tình trạng viêm khớp gây đau đột ngột, sưng và viêm các khớp. Bệnh gout thường xuất hiện ở ngón chân cái và một số vị trí khác như ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Bệnh gout thường được nhắc đến với tên gọi “căn bệnh của người giàu”, xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh là một chế độ ăn quá dư thừa chất đạm.
Đối với người bị bệnh gout, một chế độ ăn ít axit uric là chìa khóa then chốt để ngăn chặn những cơn đau do gout. Sau đây, Tung Tăng sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn thực phẩm tốt nhất dành cho người bị bệnh gout.
Mục lục:
Bệnh gout nên ăn gì?
Quả Cherry (Anh đào)
Quả Cherry rất giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2003 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã khẳng định rằng việc bổ sung quả anh đào vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh gout vì chúng làm giảm các tình trạng viêm trong cơ thể.
Cà phê
Đây chắc chắn sẽ là tin vui cho những người yêu thích cà phê. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống cà phê sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân là do trong cà phê có một hợp chất có tên là axit phenol chlorogen, có tác dụng chống oxy hóa, đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Trái cây giàu vitamin C
Một nghiên cứu của Archives of Internal Medicine năm 2009 đã cho thấy việc tiêu thụ nhiều vitamin C có liên quan trực tiếp đến việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân là vitamin C có khả năng làm giảm lượng axit uric trong máu từ đó ngăn ngừa và giảm thiểu số lần tái phát của căn bệnh đau đớn này.
Thực phẩm giàu chất xơ
Một cách khác để giảm nồng độ axit uric trong máu một cách tự nhiên đó là tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ. Những loại thực phẩm này có khả năng hấp thụ axit uric từ máu và giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua thận. Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như yến mạch, táo, cam, bông cải xanh, lê, dâu tây, quả việt quất, dưa chuột, cần tây, cà rốt và lúa mạch.
Nước chanh pha loãng
Trong nước chanh có chứa axit citric, một dung môi của axit uric, có thể trung hòa và đào thải lượng axit uric dư thừa. Bạn có thể pha loãng nước cốt nửa quả chanh vào một cốc ấm nước và uống mỗi ngày vào buổi sáng.
Những thực phẩm bệnh gout cần tránh
Thực phẩm và đồ uống có đường
Mặc dù nồng độ axit uric cao thường liên quan đến chế độ ăn giàu protein, tuy nhiên, đường cũng có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn. Hầu hết các loại đường hiện này đều có hàm lượng fructose cao. Đường fructose cao sẽ dẫn đến nồng độ axit uric cao.
Hãy ưu tiên ăn các thực phẩm ở dạng thô và cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Tránh rượu
Rượu làm cho bạn mất nước và kích hoạt nồng axit uric cao. Khi bạn uống rượu, thận của bạn sẽ tập trung lọc các sản phẩm trong rượu thay vì lọc axit uric và các chất thải khác.