Rất nhiều người chưa biết cách sử dụng hàm vlookup, đây là một hàm Excel không phải là quá mới mẻ, mang lại sự hữu ích lớn khi dùng Excel đối với học sinh, sinh viên, kế toán hoặc là những nhân viên bán hàng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách dùng hàm vlookup trong nhiều trường hợp khác nhau.
Cùng nhau trang trí tết 2021 siêu đẹp với những cách sau
Cúng tất niên như thế nào mới là đúng nhất?
Những món quà Valentine chưa bao giờ lỗi thời
Trước tiên, chúng ta sẽ cần phải biết cú pháp của hàm Vlookup, nếu như chưa biết thì bạn hãy quan sát ảnh dưới đây. Ngoài ra thì những trường dữ liệu cũng cần phải có độ chính xác trước khi áp dụng hàm Vlookup, bạn có thể kiểm tra chính tả bằng word trước để đảm bảo.
Mục lục:
Cách sử dụng hàm vlookup trong cùng sheet
Việc dùng hàm vlookup trong cùng sheet một cách cố định, trong quá trình hướng dẫn các bạn có thể theo dõi những bức hình để nắm được chi tiết hơn. Việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là lựa chọn “nhân viên 1”, đây chính là giá trị mà chúng ta dùng cho việc tìm kiếm. Giá trị tiếp theo mà ta lựa chọn chính là bảng giá trị. Để cố định bảng thì bạn có thể sử dụng phím tắt F4.
Tiêp theo là giá trị thứ 3, đó chính là thứ tự cần được lấy ở trong bảng, trường hợp này thì chúng ta thấy có cột “thành phố” ở trong bảng sẽ là cột thứ 2 ở trong bảng cần phải tìm kiếm. Cuối cùng giá trị thứ 4 sẽ là “0” hoặc là “1”, “0” thường được sử dụng nhiều hơn bởi nó trả về kết quả chính xác tuyệt đối.
Nếu như bạn muốn tìm kiếm động thay vì cố định thì bạn có thể chọn lựa bằng các loại dữ liệu động. Quy trình thực hiện gồm có các bước:
Bước 1: lựa chọn đến ô tính mà chúng ta muốn chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu.
Bước 2: lựa chọn Data rồi tìm đến phần Data Validation.
Bước 3: ở trong phần Allow thì tìm đến phần List rồi chọn Source.
Bước 4: quét toàn bộ những dữ liệu cần được thay đổi sau đó nhấp OK.
Ngoài ra thì vẫn là tìm kiếm dữ liệu động, thế nhưng thay đổi theo từng tùy chọn khác nhau thì chúng ta sẽ cần phải sử dụng cả hàm Match. Quy trình các bước tương tự như là ở trên, thế nhưng giá trị thứ 3 không còn là thứ tự lấy ở trong bảng mà sẽ viết vào đó hàm Match. Lúc này thì chúng ta sẽ có:
Giá trị thứ 1: ô tính “nhân viên”.
Giá trị thứ 2: bảng giá trị.
Giá trị thứ 3: hàm Match.
Giá trị thứ 4: “0” hoặc “1”.
Khi kết hợp cả 2 hàm vlookup và Match lại thì chúng ta sẽ sử dụng được dữ liệu tùy chỉnh và kết quả sẽ như bức hình dưới đây.
Cách sử dụng hàm Vlookup khác sheet
Chúng ta không chỉ có thể sử dụng hàm vlookup trong cùng sheet mà khác sheet với nhau vẫn dùng được, điều này giúp truy vấn được từ sheet khác. Đầu tiên chúng ta cùng quan sát dữ liệu trong bảng tính của sheet 1 và sheet 2.
Nếu như dùng công thức cố định, bạn vẫn áp dụng công thức tương tự như là dùng vlookup trong trường hợp cùng sheet, tuy nhiên thì giá trị thứ 2 lúc này sẽ là bảng thông tin có ở trong sheet 2.
Còn nếu như bạn muốn tìm kiếm giữ liệu động khác sheet, các bước vẫn giống với tìm kiếm giữ liệu động cùng sheet nhưng bạn cần phải thay thế các giá trị tương ứng. Cụ thể hơn thì giữ liệu của bảng giá trị cần dò tìm bạn sẽ không dùng bảng ở sheet 1 mà sẽ dùng bảng ở sheet 2. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý rằng, hãy ấn phím tắt F4 để cố định vị trí trong trường hợp chưa cố định. Lúc này bạn sẽ nhận được kết quả như hình ảnh dưới đây.
Cách sử dụng hàm Vlookup khác file
Việc sử dụng hàm Vlookup khác file cũng tương tự như 2 trường hợp cùng sheet và khác sheet, chúng ta chỉ cần thay thế các thông số giá trị tương ứng là được. Để giúp cho thao tác trở nên dễ dàng hơn thì các bạn nên mở cả 2 file lên và đặt chúng song song với nhau, qua đó quan sát và lấy dữ liệu được dễ hơn.
Sau khi đã thay thế các giá trị tương ứng vào trong hàm, thực hiện hàm để tìm kiếm ở 2 file khác nhau thì bạn sẽ nhận được kết quả như hình ảnh dưới đây.
Cách sử dụng hàm Vlookup với nhiều giá trị
Để sử dụng hàm Vlookup với nhiều giá trị cùng một lúc không dễ dàng, các bạn hãy quan đọc và đồng thời chú ý các hình ảnh để tránh bị thao tác sai hoặc gặp lỗi trong quá trình thực hiện. Đầu tiên đó là chúng sẽ luôn cần phải cố định với phím tắt F4. Đối với giá trị đầu tiên thì chúng ta lựa chọn giá trị tìm kiếm, lúc này sẽ cần phải nhấn 3 lần phím F4 để giúp cho cột “B” được cố định và nó trượt ở trên cột “B”. Giá trị thứ 2 thì tương tự như các trường hợp khác, đó là bảng cần thực hiện dò tìm.
Để tìm kiếm được cùng một lúc nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị thứ 3 chúng ta cần dùng cả hàm Match. Trong hàm Match thì giá trị đầu tiên sẽ là “thành phố”, hãy nhấn phím tắt F4 cho tới lúc nào cố định được dòng “5”, tùy theo phiên bản excel mà số lần ấn F4 trong trường hợp này sẽ khác nhau, bạn chỉ cần ấn F4 cho đến lúc xuất hiện “C$5” là được. Giá trị thứ 2 của hàm Match thì là bảng mà chúng ta cần tìm (trong ảnh minh họa), còn giá trị cuối cùng thì nếu muốn kết quả chính xác tuyệt đối các bạn điền “0”.
Khi đã hoàn thành, kết quả trả về sẽ như hình ảnh dưới đây.
Cách sử dụng hàm Vlookup để tìm lớn nhất – nhỏ nhất
Nếu như bạn muốn dùng hàm Vlookup để tìm giá trị lớn nhất hoặc là nhỏ nhất, bạn sẽ cần sử dụng kết hợp với hàm Max và hàm Min. Trong trường hợp tìm giá trị lớn nhất bạn dùng hàm Max, tìm giá trị nhỏ nhất thì dùng hàm Min, cách dùng của hai hàm này đều giống nhau, chỉ khác nhau chữ max-min mà thôi, bởi vậy mà trong hướng dẫn chúng ta sẽ thực hiện trên hàm Max.
Giả sử bạn muốn tìm ra giá trị lớn nhất có ở trong bảng “Lương”, bạn hãy lựa chọn toàn bộ cột “Lương”, và áp dụng hàm Max để tìm kiếm ra đâu là chỉ số “Lương” cao nhất. Lúc này ở trong hàm Vlookup thì giá trị đầu tiên sẽ chính là hàm Max, giá trị thứ hai thì là cột “Lương” còn đối với giá trị thứ 3 và 4 sẽ giống với những trường hợp khác kể trên.
Khi mà có cột “Lương” ở bên trái rồi, nếu như bạn muốn tìm hoặc truy vấn giá trị cùng dòng (trong trường hợp này là “nhân viên”) thì nếu dùng hàm Vlookup sẽ rất phức tạp bởi bạn cần phải tìm kiếm ở những cột bên tay trái. Vậy thì chúng ta hãy dùng hàm khác đơn giản hơn đáp ứng cho mục đích này, đó chính là hàm Index.
Trong hàm Index bạn hãy điền giá trị đầu tiên là cột “Họ Tên”, nhờ vậy mà truy vấn lấy ra được họ tên của những nhân viên tương ứng với các mức lương. Sau đó thì hãy kết hợp với hàm Match để có thể lấy ra được giá trị tương ứng của người có mức lương ở cột trái. Trong quá trình này bạn vẫn cần phải sử dụng phím tắt F4 để cố định các cột. Khi đã hoàn thành các bước thì bạn sẽ nhận được kết quả như hình ảnh dưới đây.
Vậy là bạn đã biết các để sử dụng hàm Vlookup cho mục đích tìm kiếm, tra cứu thông tin trong những danh sách đã có mã định danh. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà việc dùng hàm Vlookup sẽ rất linh hoạt, giúp cho việc dùng excel của bạn trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Chúc bạn thành công.