Hiểu một cách đơn giản, CV là một loại giấy tờ mà bạn cần gửi đến nhà tuyển dụng, đó là một bản tóm tắt giới thiệu thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng của bạn…
Khi nhà tuyển dụng chưa trao đổi trực tiếp với bạn, chưa biết bạn là ai thì bản CV được xem là bộ mặt của bạn, là cách để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ lược xem bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Có một sự thật là mỗi nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để lướt qua bản CV của bạn. Vì vậy, làm thế nào để viết được một bản CV hay, ấn tượng, ngắn gọn, súc tích là điều bạn nên chú ý.
Sau đây, Tung tăng sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước viết một bản CV hay, ấn tượng.
Chuẩn bị những gì trước khi viết CV?
Bước 1: Nghiên cứu công ty và công việc bạn đang ứng tuyển
Một CV tốt phải phù hợp với công việc và công ty mà bạn đang ứng tuyển. Công ty làm về cái gì? Tuyên bố sứ mệnh của họ là gì? Bạn nghĩ họ đang tìm kiếm điều gì ở một nhân viên? Công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển yêu cầu những kỹ năng gì? Đây là tất cả những điều bạn cần lưu ý khi viết CV.
Bước 2: Lập danh sách các công việc bạn đã từng làm
Đây có thể là cả công việc bạn đang nắm giữ hiện tại và công việc bạn đã từng đảm nhiệm trong quá khứ. Nêu cụ thể thời điểm bạn bắt đầu và kết thúc ở mỗi công việc cụ thể.
Bước 3: Suy nghĩ về sở thích của bạn
Sở thích độc đáo sẽ làm cho bạn nổi bật. Cố gắng liệt kê những sở thích thể hiện bạn là một cá nhân hướng tới tập thể hơn là một người đơn độc, thụ động. Các công ty luôn mong muốn tìm được một người làm việc nhóm tốt và tinh thần chịu trách nhiệm.
Bước 4: Lập danh sách các kỹ năng liên quan của bạn
Những kỹ năng này thường bao gồm kỹ năng vi tính, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm…
Các bước viết CV đầy đủ nhất
Liệt kê tên, địa chỉ, số điện thoại và email của bạn ở đầu trang
Điều quan trọng là làm cho tên của bạn có kích thước lớn hơn phần còn lại của văn bản vì điều quan trọng là nhà tuyển dụng phải biết là họ đang đọc về ai.
Định dạng chuẩn sẽ có tên của bạn ở giữa trang. Địa chỉ nhà của bạn phải được đặt ở bên trái của tờ giấy. Đặt số điện thoại và email của bạn bên dưới địa chỉ nhà của bạn.
Viết vài dòng tự giới thiệu về bản thân
Đây là một phần tùy chọn của CV rất tốt để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về con người của bạn. Đây là nơi bạn thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân của mình. Sử dụng những từ tích cực như “có thể thích nghi”, “tự tin” và “quyết tâm”.
Tạo một phần cho trình độ học vấn và bằng cấp của bạn
Phần này có thể nằm ở đầu CV của bạn hoặc bạn có thể chọn liệt kê nó sau các phần khác. Thứ tự của các phần là tùy thuộc vào bạn. Liệt kê trình độ học vấn của bạn theo thứ tự thời gian ngược lại. Bắt đầu với trường đại học nếu bạn đã hoặc đang theo học. Liệt kê tên trường đại học của bạn, niên khóa và xếp loại tốt nghiệp của bạn.
Tạo một phần cho kinh nghiệm làm việc của bạn
Đây là phần mà bạn nên liệt kê tất cả kinh nghiệm làm việc có liên quan của mình. Liệt kê tên công ty, vị trí trong công ty, số năm làm việc và những gì bạn đã làm. Bắt đầu với công việc gần đây nhất của bạn hoặc ngược lại. Nếu bạn có một danh sách dài kinh nghiệm làm việc, hãy chỉ đưa những kinh nghiệm có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Tạo một phần cho các kỹ năng và thành tích của bạn
Phần này là nơi bạn liệt kê những điều bạn đã hoàn thành ở những công việc trước đây và những kỹ năng bạn đã phát triển qua kinh nghiệm của mình. Đây cũng là phần mà bạn liệt kê các thành tích của mình..v.v.
Tạo một phần để tham khảo
Đây là những người bạn đã từng làm việc cùng trước đây, chẳng hạn như giáo sư, nhà tuyển dụng trước đây, v.v. những người đã theo sát công việc của bạn và có thể đưa ra những đánh giá tốt cho bạn. Công ty bạn đang ứng tuyển có thể liên hệ với những người tham khảo này để tìm hiểu thêm về công việc trước đây của bạn. Viết ra họ tên và thông tin liên lạc của họ (bao gồm cả số điện thoại và email).
Hoàn thiện CV của bạn
Kiểm tra chính tả và ngữ pháp của bạn. Chính tả kém là cách nhanh nhất để bị từ chối. Nếu CV của bạn cẩu thả hoặc có nhiều lỗi, các nhà tuyển sẽ mất cảm tình với những CV cẩu thả hoặc nhiều lỗi chính tả. Kiểm tra lại hai lần hoạc ba lần để đảm bảo rằng bạn đã viết đúng tên công ty cũng như tên những công ty bạn đã làm việc trước đây.
Chỉnh sửa lại bất kỳ câu nào có thể viết ngắn gọn hơn. CV ngắn gọn và được súc tích sẽ được đánh giá tốt hơn.
Kiểm tra lại thông tin tuyển dụng của công ty. Hãy xem có tài liệu nào khác mà họ muốn bạn gửi cùng với CV của bạn không. Các công ty có thể yêu cầu thư xin việc hoặc các mẫu công việc bạn đã từng làm.