Hướng dẫn cách làm mứt tắc không bị đắng cho ngày Tết tròn vị 2024

Mứt tắc là một trong những loại mứt thơm ngon nhưng cũng khá mới lạ trong dịp Tết mà bạn có thể tự tay làm để tiếp đãi bạn bè, quan khách khi ghé thăm nhà mình. Cách làm mứt tắc cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức làm mứt ngay bài viết dưới đây của Tung Tăng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Tắc (quất)

 Gừng

 Mè trắng rang

 Đường

 Muối

Mật ong

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Hướng dẫn cách làm mứt tắc

Bước 1: Sơ chế tắc (quất)

– Tắc sau khi mua về bạn đem đi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 20 phút rồi đem đi rửa sạch vài lần với nước, sau đó vớt ra và để ráo nước.

– Tiếp đến bạn dùng dao cắt bỏ cành sau đó cắt 8 đường đối xứng quanh tắc để tạo hình hoa.

– Tiếp theo dùng tay bóp nhẹ 2 đầu quả tắc lại để tắc ra bớt nước và phần hạt bên trong.

– Phần nước cốt tắc thu được bạn giữ lại để sử dụng khi ướp tắc.

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Bước 2: Trụng tắc

Bạn đun 1 nồi nước sôi, sau đó cho tắc vào trụng trong khoảng từ 1 đến 2 phút để vỏ bớt the. Sau đó vớt tắc ra và cho một một tô nước đá hoặc nước lạnh trong khoảng 3 phút sau đó rửa lại thêm 1 lần vớt nước và vắt nhẹ để vỏ tắc khô nước rồi vớt ra để ráo.

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Bước 3: Ướp tắc

Bạn ướp tắc theo thứ tự là 1 lớp tắc 1 lớp đường. Tức là bạn cho một lớp tắc vào trước sau đó cho thêm một lớp đường lên trên rồi tiếp đến là lớp tắc rồi lớp đường, bạn cứ làm như vậy cho đến khi nào hết tắc thì thôi.

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Trong quá trình ướp đường bạn cho thêm gừng thái sợi và khoảng 3 đến 5 thìa nước cốt tắc vào ướp cùng. Sau đó bạn đem hỗn hợp tắc đường đi phơi nắng để đường tan hoàn toàn. Hoặc nếu không có nắng thì bạn cứ ngâm hỗn hợp này trong khoảng 2 ngày đến khi đường tan hết thì thôi.

Bước 4: Sên tắc

Bạn cho hỗn hợp tắc đường đã ướp ở bước 3 vào chảo và tiến hành sên ở lửa vừa. Bạn sên đến khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa và dùng đũa lật mặt còn lại của tắc lại và tiếp tục sên cho đến khi phần nước đường đã gần khô thì vớt tắc ra.

Sau đó bạn tiếp tục sên phần nước đường trong chảo cho đến khi nước đường sệt lại và màu ngả sang vàng. Lúc này bạn tiếp tục cho tắc vào và đảo nhẹ tay thêm một lần nữa để tắc có thể thấm hết nước đường. Nếu muốn tắc có vị thơm ngọt thì cũng có thể cho thêm ít mật ong vào để sên cùng.

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Khi sên tắc xong thì bạn vớt tắc ra sau đó xếp đều trên dĩa, để tắc có thể trong đẹp mắt hơn thì có thể cho thêm ít mè rang lên trên.

Bước 5: Phơi tắc

Cuối cùng bạn mang dĩa mứt tắc ra phơi khô dưới nắng trong khoảng 2 ngày để mứt có thể khô lại. Ngoài ra bạn cũng có thể cho mứt vào ngắn mát tủ lạnh hoặc sấy mứt bằng lò sấy hoặc nồi chiên không dầu.

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Sau khi mứt tắc khô bạn cho mứt vào một hủ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản và sử dụng dần.

Bước 6: Thành phẩm

Mứt tắc sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng óng bắt mắt, mứt có vị chua ngọt thanh thanh hòa quyện cùng với mùi thơm của gừng ăn rất bắt miệng. Cũng giống như mứt vỏ bưởi hay mứt khoai lang, mứt tắc sẽ là một trong những loại mứt khá lạ mà bạn có thể chiêu đãi bạn bè, khác khứa khi đến thăm nhà vào dịp Tết.

cách làm mứt tắc, làm mứt tắc tại nhà, mứt tắc, mứt quất, cách làm mứt tắc không bị đắng

Những lưu ý khi làm mứt tắc

– Để làm mứt tắc bạn nên lựa chọn những quả tắc chín, có màu vàng tươi, da láng mịn to tròn, căng bóng và có mùi thơm nhẹ, tránh chọn những quả tắc có mùi hắc, nồng.

– Để vỏ tắc không bị mềm thì sau khi trụng tắc bạn nên ngâm tắc vào nước đá hoặc nước lạnh.

– Nếu muốn mứt tắc có vị chua nhiều thì trong quá trình ướp tắc bạn cho thêm nhiều nước cốt tắc vào.

– Trong quá trình ướp và sên tắc thì không nên dùng đũa trộn nhiều để tránh tình trạng mứt tắc bị đứt hoặc rách cánh trông không đẹp mắt, vì đường lúc này có thể tự tan ra được.

– Để giữ được màu vàng óng đẹp của mứt tắc thì khi sên tắc không nên sên ở lửa lớn và không nên sên cạn khô hết nước đường.

– Trong quá trình phơi mứt, cần chọn những nơi có nắng to, chọn nơi khô ráo, thoáng mát, ít bụi bẩn và côn trùng.

– Nên bảo quản mứt trong hủ thủy tinh và để ở ngăn mát tủ lạnh.

5/5 - (1 bình chọn)