Mỗi chuyến du lịch ấp ủ rất nhiều kỳ vọng và ý nghĩa. Đặc biệt hơn nếu đây là chuyến du lịch của công ty. Đây là cơ hội để mọi thành viên trong công ty được giao lưu, chia sẻ và vui chung trong khoảng thời gian dài chỉ làm việc và gặp nhau trên văn phòng.
Việc lập hành trình du lịch cho công ty là khâu vô cùng quan trọng và là khởi đầu cho một chuyến du lịch thành công trọn vẹn.
Dưới đây, Hành trình du lịch sẽ chia sẻ một số lưu ý cho việc lập hành trình du lịch cho công ty.
Mục lục:
1. Chọn người chịu trách nhiệm lập kế hoạch
Việc đầu tiên là công ty cần chỉ định ra một người hoặc một nhóm cho việc lên kế hoạch hành trình này. Ở công ty chúng tôi, chúng tôi thường chọn những người năng động, có khả năng kết nối và nan tỏa cảm hứng ăn chơi nhảy múa tới tất cả các thành viên trong công ty.
Khi người này đứng lên kêu gọi một chuyến du lịch thì hầu hết mọi thành viên đều đồng tình và háo hức với chuyến đi sắp tới.
Người hoặc nhóm chịu trách nhiệm du lịch cũng cần có nhiều trải nghiệm trong việc đi du lịch bao gồm có thể khái quát được khu vực cần đi, thời gian đi, phương tiện, việc ăn uống, dự trù sơ sơ về ngân sách chuyến đi.
Cuối cùng là bạn này cũng cần có khả năng hoặc quyền được quyết định, chốt hạ cho chuyến đi.
2. Xác định thời gian địa điểm
Sau khi đã có một bạn hoặc một nhóm chịu trách nhiệm cho chuyến đi, nhóm này sẽ gơi ý, lựa chọn và quyết định sẽ đi đâu, ngày giờ xuất phát, thời gian lưu trú cũng như hầu hết mọi hoạt động trong suốt quá trình chuyến đi từ khi xuất phát cho tới khi hành trình kết thúc (khi mọi người trở về điểm xuất phát).
Địa điểm du lịch:
Nên chọn địa điểm du lịch cho phù hợp với khung thời gian, theo mùa, và theo cả kinh phí nữa. Bên cạnh đó cũng tùy vào sở thích của cả công ty, xem các bạn muốn đi du lịch biển, du lịch núi rừng, thích nghỉ dưỡng hay khám phá,…
Bên cạnh đó, lịch sử các chuyến đi trước cũng là một yếu tố cần cân nhắc, nếu các năm trước đã đi du lịch biển, thì chúng ta nên thay đổi sang hướng du lịch Núi, rừng hay khám phá các vùng quê.
Nếu du lịch mice, du lịch team building thì nên chọn những nơi có không gian riêng tư một chút, có hội trường hoặc phòng họp riêng để thuận lợi cho việc hội họp của công ty.
Thời gian đi du lịch:
Tùy vào khu vực khí hậu, ngân sách, đặc thù của công ty mà chọn khung thời gian du lịch cho hợp lý.
Có nhiều công ty hoạt động mang tính chất mùa vụ thì chúng ta nên chọn mùa thấp điểm trong công việc để đi du lịch, như vậy ít ảnh hưởng đến công việc nhất và hầu hết mọi thành viên đều có thể tham gia.
Ngoài ra địa điểm du lịch cũng ảnh hướng tới việc lựa chọn thời gian đi du lịch. Nếu đi du lịch biển thì nhất quyết phải chọn mùa khô, mùa nắng để đi. Nếu đi du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh thì lại khác, khi đó tùy vào đặc thù của từng điểm đến mà chọn thời gian cho phù hợp.
Về khoảng thời gian lưu trú, thường thường một công ty đi du lịch sẽ lựa chọn gói 3 đêm 2 ngày; tuy nhiên nếu nguồn kinh phí cho phép cộng thời gian du lịch không quá ảnh hưởng tới công việc thì có thể lựa chọn gói du lịch 4 đêm 3 ngày.
3. Xác định khung kinh phí
Kinh phí du lịch luôn là vấn đề cân nhắc đối với nhiều công ty. Ngân sách dồi dào thì việc lựa chọn điểm đến, thời gian lưu trú, các dịch vụ trong hành trình sẽ dễ dàng hơn.
Ngược lại, chúng ta cần chọn những điểm du lịch gần hơn để tiết giảm chi phí di chuyển, thời gian ngắn và dịch vụ đơn giản, bình dân hơn.
Nhưng nhìn chung, một chuyến du lịch thường có chi phí giao động từ 2 – 4 triệu/người/chuyến đi.
4. Các hoạt động trong quá trình đi du lịch
Để chuyến đi nhiều ý nghĩa hơn, chúng ta cần lưu ý tới các hoạt động trong suốt hành trình du lịch và bao gồm:
- Di chuyển
- Ăn uống
- Văn nghệ
- Thể thao
- Các hoạt động team building
- Họp hành, tri ân
- Biểu dương, khen thưởng các cá nhân xuất sắc
- Vui chơi, trải nghiệm, thăm thú
5. Tương tác trong quá trình lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch du lịch, về cơ bản không phải là công việc và hoạt động của một cá nhân, mà nó là hoạt động của chí ít là một nhóm người, rộng hơn nó là hoạt động và công việc của cả công ty.
Đôi khi việc trưng cầu, khảo sát và thậm chí là họp hành cân thực hiện để mọi thành viên có thể tương tác xây dựng, đóng góp cho việc lập kế hoạch du lịch.
6. Công cụ lập kế hoạch du lịch
Với một nhóm nhỏ, công ty có ít người thì các bạn thường trao đổi qua zalo, facebook, google sheet, rồi tổng hợp ra các file word hoặc google docs. Đây là những công cụ cơ bản giúp mọi thành viên xây dựng và tương tác trong việc lập kế hoạch.
Tuy nhiên, hầu hết những công cụ trên chỉ có thể thực hiện được một hoặc một số nhiệm vụ của việc lập kế hoạch du lịch.
Qua bài viết này, chúng tôi gợi ý tới độc giả Ứng dụng lập kế hoạch du lịch Thanktrip.
Thanktrip là nền tảng du lịch tất cả trong một giúp người dùng chủ động lập kế hoạch – đặt các dịch vụ cho chuyến đi. Thông tin người dùng nhanh chóng có được bao gồm: đi đâu – ở đó có gì – đi cùng ai – thời gian bao lâu – tổng chi phí và Đặt mua toàn bộ hoặc một phần dịch vụ thông qua nền tảng.
Với ứng dụng này người lập kế hoạch dễ dàng và nhanh chóng có được mọi thông tin cho việc lập kế hoạch như:
- Gợi ý tour du lịch theo thời gian, chi phí, khu vực
- Chọn các tour du lịch theo chủ đề như du lịch khám phá – phượt; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch team building cho công ty,…
- Tự tạo một tour du lịch theo cá tính của từng cá nhân, nhóm người đi du lịch
- Book các dịch vụ trên nền tảng bao gồm: vé máy bay, hotel, dịch vụ xe đưa rước, hướng dẫn viên du lịch
- Tương tác với từng thành viên trong chuyến đi trong suốt hành trình như: nhắn tin, nhắc nhở, định vị vị trí.
- Tham khảo các thông tin chỉ dẫn: hỏi đáp tức thì, chỉ dẫn về khoảng cách – thời gian di chuyển.