Giao diện trang chủ Google Doodle hôm nay đã cập nhật hình ảnh kỷ niệm 2 sự kiện thiên văn nổi bật trên toàn thế giới, đó là ngày Đông Chí 21/12 và sự kiện hành tinh đôi hợp nhất vô cùng hiếm hoi và độc đáo.
Google đã đặt tên cho sự xuất hiện của hai sự kiện này “Hành tinh đôi Đông chí”. Vậy “Hành tinh đôi Đông Chí” là gì, Tung Tăng sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Hành tinh đôi (Great Conjunction) là gì?
Trong suốt một năm thì Sao Thổ và Sao Mộc vốn đã xuất hiện ở vị trí khá gần nhau trên bầu trời. Nhưng vào ngày 21 tháng 12, Sao Thổ và Sao Mộc sẽ xuất hiện gần nhau với góc lệch chỉ 0,1 độ, gần đến mức bạn có thể dễ dàng quan sát cả hai hành tinh trong cùng một ống nhòm hoặc kính thiên văn, thậm chí bạn có thể nghĩ rằng chúng là một ngôi sao chứ không phải hai vật thể riêng biệt.
Đó là lý do làm cho sự kết hợp này trở nên vô cùng hiếm. Lần gần đây nhất xảy ra hiện tượng hành tinh đôi này là vào năm 1623. Tuy nhiên, một khó khăn để có thể quan sát được hiện tượng hiếm hoi kì vĩ này là thời gian quan sát diễn ra tương đối ngắn, vì cả hai hành tinh có vị trí khá gần mặt trời và sớm lặn mất dưới đường chân trời.
December Global Holidays là gì? Mùa lễ hội tháng 12 có gì nổi bật?
Kỷ niệm 136 năm ngày sinh cố hoạ sĩ Zinaida Serebriakova
Mùa lễ hội cuối năm 2020 và đại tiệc mua sắm 12/12
Điều gì xảy ra vào ngày Đông chí 2020?
Đông chí năm nay rơi vào ngày 21/12/2020. Theo khoa học phương Tây, Đông chí là điểm bắt đầu của mùa Đông tại Bắc Bán cầu, tương ứng là bắt đầu mùa Hè ở Nam Bán cầu. Tại Bắc Bán cầu, ngày Đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất.
Năm nay, ngày Đông chí xảy ra vào ngày 21 tháng 12. Đây là thời điểm Mặt trời xuất hiện ở vị trí thấp nhất trên bầu trời Bắc bán cầu hay còn gọi là thời điểm bắt đầu của mùa Đông ở Bắc Bán cầu. Ngược lại, đối với những người sống ở Nam Bán Cầu thì ngày Đông chí đánh dấu mùa hè của họ.
Theo các nhà khoa học thiên văn, Mặt trời lên cao nhất trên bầu trời Bắc bán cầu vào tháng 6, thấp nhất vào tháng 12. Vào ngày Đông chí 21/12, Bắc bán cầu sẽ trải qua một đêm dài nhất trong năm.
Làm sao để có thể quan sát được hiện tượng Hành tinh đôi Đông chí?
Tại Việt Nam, người dân có thể quan sát hiện tượng thiên văn Hành tinh đôi Đông chí trong khoảng thời gian 17h30 – 19h30 ngày 21-12-2020 (trùng ngày Đông chí 2020).
Để có thể dễ dàng và thuận lợi quan sát hiện tượng thiên văn độc đáo này, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
– Tìm một vị trí có tầm nhìn rộng, không bị cản trở tầm nhìn lên bầu trời,ví dụ như cánh đồng hoặc công viên.
– Khoảng một giờ đồng hồ sau khi mặt trời lặn, Sao Mộc sẽ trông giống như một ngôi sao sáng và có thể dễ dàng nhìn thấy trên bầu trời Tây Nam. Sao Thổ sẽ mờ hơn một chút và sẽ xuất hiện ở phía trên và bên trái của Sao Mộc. Đến thời điểm ngày 21 tháng 12, Sao Mộc sẽ vượt qua Sao Thổ và chúng sẽ đảo vị trí trên bầu trời.
– Hãy sử dụng ống nhòm nếu bạn muốn quan sát dễ dàng và chi tiết hơn, nếu không, bạn vẫn có thể nhìn thấy các hành tinh bằng mắt thường.