Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết Trông Trăng, Tết Đoàn Viên là một dịp lễ quan trọng của nước ta. Vậy Tết Trung Thu 2024 là vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu ở Việt Nam là gì? Có những hoạt động nào nổi bật trong ngày Tết Trung thu? Mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của Tung Tăng nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Top thương hiệu bánh trung thu cao cấp, chất lượng được người tiêu dùng tin tưởng
Gợi ý 7 món quà tặng Trung thu cho bé cực ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo
Mâm cỗ trung thu có gì? Gợi ý bày biện mâm cổ trung thu 2023
Mục lục:
Tết Trung thu là gì?
Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, Tết trông trăng, Tết thiếu nhi, Tết hoa đăng, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Theo nghĩa Hán Việt, “trung” là giữa, thu là “mùa thu”. Trung thu có nghĩa là giữa thu, là ngày lễ lớn được tổ chức vào giữa mùa thu. Tết Trung thu cũng là thời điểm thu hoạch trong đồng áng, vì vậy, một số chuyên gia văn hóa dân gian cho rằng Tết Trung thu là lễ ăn mừng mùa màng bội thu, đồng thời cũng là lễ cúng thần đất và mặt trăng, lễ hội tri ân các vị thần trời. Và vì trăng tròn vào ngày Tết Trung thu, tượng trưng cho sự đoàn tụ, nên còn được gọi là Tết đoàn viên.
Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống tại Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Nguồn gốc Tết Trung thu bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích. Thời bấy giờ có 10 mặt trăng trên bầu trời liên tục gây tai họa cho người dân. Để cứu dân chúng, một người anh hùng tên Hậu Nghệ đã bắn hạ chín mặt trời. Nhờ chiến công đó, Hậu Nghệ lấy được Hằng Nga làm vợ và được một vị Thần ban tặng thần dược trường sinh bất lão.
Hậu Nghệ không muốn uống thuốc tiên và để lại người vợ xinh đẹp Hằng Nga, nên anh ta đã đưa thuốc tiên cho vợ mình để bảo vệ an toàn. Thật không may, một người học trò không trung thành của Hậu Nghệ đã uy hiếp Hằng Nga buộc phải nuốt thuốc tiên. Sau đó cô ấy trở thành một người siêu nhiên, bất tử và bay lên cung trăng, ở trên cao dõi theo chồng mình.
Biết vợ đã phải xa mình mãi mãi, Hậu Nghệ đau buồn tột cùng. Một đêm nhìn lên mặt trăng, Hậu Nghệ thấy một bóng dáng giống như vợ mình. Anh vội vàng lấy bánh làm lễ vật cho vợ.
Biết được điều này, người dân đã lưu truyền phong tục ngắm trăng và ăn bánh Trung thu hàng năm vào ngày này.
Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam
Ăn bánh Trung thu
Bánh Trung Thu được xem là món ăn biểu tượng của Tết Trung thu. Bánh ngọt được ăn vào khoảng thời gian mặt trăng được cho là ở thời điểm tròn nhất và sáng nhất. Ban đầu bánh trung thu là một lễ vật được dùng để cúng thần mặt trăng. Sau này người ta coi việc ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu trong như một biểu tượng chính của sự sum họp gia đình. Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn tụ, được mọi người coi là thức ăn của lễ hội, dùng để cúng dâng cho ông bà tổ tiên, biếu tặng người thân, bạn bè.
Bánh trung thu ngày nay gồm có 2 loại nhân. Nhân ngọt bao gồm nhân đậu, nhân hạt sen bao quanh một lòng đỏ trứng muối. Nhân mặn bao gồm dăm bông, xúc xích, các loại hạt và trái cây khô.
Ngắm trăng
Tương truyền vào đêm Trung thu, mặt trăng gần trái đất nhất, trăng to và sáng nhất nên từ xưa đến nay có tục uống rượu ngắm trăng, vợ chồng, con cái quây quần đoàn tụ bên nhau, ngụ ý sự viên mãn và tốt lành
Rước đèn
Tục đèn là một phần không thể thiếu của ngày Tết Trung thu và rất được trẻ em mong chờ, thích thú. Vào đêm Trung thu, trẻ em sẽ cầm theo đèn lồng được thắp sáng đi rước đèn khắp phố phường, cùng ngân nga những giai điệu thiếu nhi quen thuộc. Đèn lồng có thể làm bằng thanh tre, giấy bóng kính nhiều màu sắc hình ông sao, các con vật, lục giác…hoặc đèn lồng hiện đại dùng pin có thể phát sáng và phát nhạc.
Múa lân
Múa lân là một hoạt động rất được mong chờ vào dịp tết Trung thu. Chính những đoàn lân nhiều màu sắc cùng tiếng trống lân rộn rã đã góp phần tạo nên không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày hội trăng rằm. Múa lân không chỉ là một hoạt động mang tính truyền thống trong ngày Trung thu mà còn góp phần bảo tồn văn hóa dân gian Việt Nam.
Trung thu năm 2024 là ngày nào?
được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, tức là vào Rằm tháng 8. Theo đó, Tết Trung Thu năm 2024 sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024 dương lịch.