Vắc xin AstraZeneca là một trong 6 loại vắc xin được Bộ Y Tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam để trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Vậy vắc xin AstraZeneca là gì, do nước nào sản xuất, hiệu quả thế nào và có những tác dụng phụ gì sau tiêm?
Mục lục:
Vắc xin AstraZeneca là gì?
Vắc xin AstraZeneca được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược AstraZeneca đến từ Vương quốc Anh. Vắc xin Astrazeneca được sử dụng để chống lại COVID-19, dành cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên và có hiệu quả đến hơn 89%.
Vắc xin AstraZeneca là loại vắc-xin vectơ vi-rút sử dụng một loại virus adenovirus đã được sửa đổi có chứa vật chất di truyền từ vi-rút SARS-CoV-2.
Vắc xin AstraZeneca hoạt động như thế nào?
Vắc xin AstraZeneca là loại vắc xinvectơ adenovirus trên tinh tinh. Các nhà khoa học đã lấy một loại virus thường lây nhiễm cho tinh tinh và biến đổi gen để tránh mọi hậu quả bệnh tật có thể xảy ra ở người. Loại virus đã biến đổi này mang một phần của coronavirus Covid-19 được gọi là “protein đột biến”. Khi vắc xin được đưa vào tế bào người, nó sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại protein đột biến, tạo ra các kháng thể và tế bào bộ nhớ có thể nhận ra vi-rút gây ra Covid-19.
Thông qua quá trình này, cơ thể có thể xây dựng phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại virus gây ra COVID-19.
Vắc xin AstraZeneca có những tác dụng phụ nào?
Giống như các vắc xin khác, phần lớn các tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca thường nhẹ và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất là cảm giác khó chịu tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt, hoặc đau đầu, cảm thấy đau cơ. Bạn có thể dùng Paracetamol giảm bớt sự khó chịu do các tác dụng phụ gây ra.
Thông thường, các tác dụng phụ là dấu hiệu cho thấy vắc xin đang thực sự hoạt động trong cơ thể, đây là một dấu hiệu bình thường và bạn không cần quá lo lắng.
Mức độ hiệu quả của vắc xin AstraZeneca
Vắc xin AstraZeneca được tiêm vào bắp tay với liều 0,5 mL/mũi. Để vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần tiêm 2 liều trong đó liều thứ hai sau liều thứ nhất từ 4 đến 12 tuần.
Sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca, cần khoảng thời gian 2 tuần để vắc xin phát triển khả năng bảo vệ chống lại COVID-19.
Theo kết quả thử nghiệm, vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả khoảng 62% trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 có triệu chứng kể từ 2 tuần sau sau khi tiêm liều thứ hai.
Trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin AstraZeneca
Trường hợp chỉ định tiêm
Vắc xin AstraZeneca được chỉ định tiêm cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh COVID 19. Chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc tiêm vắc xin AstraZeneca cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Trường hợp hoãn tiêm
Hoãn tiêm vắc xin AstraZeneca đối với các trường hợp đang bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý cấp tính hoặc sốt ≥ 37.5°C.
Trường hợp chống chỉ định tiêm
Chống chỉ định tiêm vắc xin AstraZeneca đối với các trường hợp sau:
- Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
- Những người mắc hội chứng Guillain-Barré hoặc các bệnh lý có tình trạng hủy myelin.
- Người đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2.
- Người mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, gan, nội tiết…
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đối tượng có tiền sử xuất huyết/chảy máu bất thường hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
Điều kiện bảo quản vắc xin AstraZeneca
Một đặc điểm nổi bật của vắc xin AstraZeneca là nó có thể được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 ℃, tương đương nhiệt độ trong tủ lạnh bình thường. Điều này khác biệt so với các loại vắc xin COVID-19 khác như vắc xin Pfizer cần phải được bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh.
Vì điều kiện bảo quản không quá khắt khe nên vắc xin AstraZeneca có thể được phân phối rộng rãi một cách dễ dàng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin AstraZeneca. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!