Hiện nay, để đảm bảo lợi ích cho người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT), họ có thể cập nhật thông tin thẻ, tra cứu BHYT cũng như cập nhật thông tin khám chữa bệnh thường xuyên.
Việc tra cứu các thông tin về BHYT còn hỗ trợ cho các cơ sở, cơ quan quản lý khám chữa bệnh, kiểm soát tốt được các đối tượng tham gia. Vậy, cách để tra cứu BHYT đơn giản và chính xác như thế nào? Hãy cùng Tung Tăng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Bảo hiểm y tế (BHYT) là gì?
Khái niệm Bảo hiểm y tế căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ban hành ngày 13/6/2014 được phát biểu như sau: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
Đây là hình thức do Nhà nước tổ chức và thực hiện nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà không vì mục đích lợi nhuận. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, hình thức này được tổ chức và áp dụng cho đối tượng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Người tham gia Bảo hiểm y tế đóng nhiều mức tiền hoặc miễn phí khác nhau tùy thuộc vào mối đối tượng và được hưởng rất nhiều lợi ích như: ưu tiên khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế, được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, được hỗ trợ mức đóng BHYT.
Cách tra cứu BHYT đơn giản và chính xác nhất
Cách 1: Tra cứu bằng thẻ BHYT
Hiện nay, có 2 mẫu thẻ BHYT như sau:
- Theo Quyết định số 1313/QĐ-BHXH mẫu thẻ BHYT sau gọi là mẫu thẻ BHYT cũ, bao gồm 10 ký tự cuối trong dãy mã số thẻ BHXH.
- Theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH mẫu thẻ BHYT sau gọi là mẫu thẻ BHYT mới, bao gồm 10 ký tự là mã số BHXH được in ở mặt trước của thẻ.
Tra cứu mức hưởng BHYT căn cứ vào thông tin của các ký tự số in ở mặt trước của thẻ.
- Đối với thẻ BHYT mới: Được in 01 ký tự lần lượt theo số thứ tự từ 1 đến 5, đây là ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
- Đối với thẻ BHYT cũ: mã mức hưởng BHYT chỉ in 01 ký tự, được thể hiện ở ký tự thứ 3 (thuộc ô thứ 2) trong dãy mã số và ký hiệu bằng số từ 1 đến 5.
Các mức chi phí khám chữa bệnh của người tham gia Bảo hiểm y tế sẽ căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH, theo từng ký tự.
Cách 2: Tra cứu BHYT qua tin nhắn
Theo Công văn số 815/CNTT-PM ngày 29/7/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ với chiếc điện thoại đơn giản, người tham gia BHYT đã có thể biết được thông tin thẻ thông qua một tin nhắn
Người dân có thể thực hiện tra cứu BHYT bằng tin nhắn (với cước phí 1.000 đồng/tin nhắn) theo cú pháp sau:
BH<dấu cách>THE<dấu cách>Mã thẻ BHYT gửi 8079
Ví dụ: BH THE DN4010120806898 gửi 8079
Với cách tra cứu BHYT bằng tin nhắn, người dân sẽ nhận được nội dung về Mã thẻ; Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và Giá trị sử dụng của thẻ.
Cách 3: Tra cứu BHYT trực tuyến
Người tham gia BHYT có thể tra cứu thông tin BHYT trực tuyến qua các bước sau đây” Ngoài 02 cách nêu trên, người tham gia BHYT cũng có thể tra cứu thông tin BHYT trực tuyến trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập trực tuyến trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam TẠI ĐÂY. Sau đó nhập đầy đủ các thông tin cá nhân về mã thẻ, họ tên, ngày tháng năm sinh.
Bước 2: Sau đó nhấn chọn “Tôi không phải là người máy” và chọn “Tra cứu”.
Với cách tra cứu trực tuyến trên Website, người dân sẽ biết về thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT, quyền lợi BHYT, thông tin về mức hưởng, chi phí khám chữa bệnh.
Cách 4: Tra cứu qua ứng dụng VssID
Bảo hiểm xã hội số (VssID) – là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam nhằm giúp người tham gia BHXH thực hiện các dịch vụ công và tiếp cận thông tin dễ dàng và tiện lợi nhất.
Thực hiện các bước sau đây để tra cứu thông tin thẻ BHYT:
Bước 1: Cài đặt ứng dụng VssID về máy trên kho ứng dụng Appstore hoặc CHplay.
Bước 2: Mở ứng dụng đã tải và chọn đồng ý với các điều khoản. Sau đó, nhập mã số BHXH, mật khẩu để đăng nhập. Nếu chưa đăng ký tài khoản bạn thực hiện nhấn chọn “Đăng ký” và điền đủ thông tin. Bạn có thể tham khảm bước đăng ký TẠI ĐÂY.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, người dùng thực hiện tra cứu BHYT như sau: Chọn “Quản lý cá nhân” và ấn chọn “Thẻ BHYT”, sau đó nhấn vào “Xem thẻ Bảo hiểm y tế”.