Ở bậc Tiểu học, các bạn học sinh đã được làm quen với một số bài toán liên quan về hình học. Trong đó, cách tính chu vi hình tứ giác là một trong những kiến thức mà các bạn học sinh cần phải nắm vững. Dưới đây, Tung Tăng sẽ hướng dẫn các bạn công thức tính chu vi hình tứ giác chi tiết nhất.
Mục lục:
Định nghĩa hình tứ giác
Hình tứ giác là một đa giác bao gồm 4 cạnh, 4 đỉnh và không có 2 đoạn thẳng bất kỳ nào cùng nằm trên một đường thẳng và tổng các góc là 360 độ được ký hiệu là ABCD.
Trong đó, có thể là tứ giác đơn (tức là không có cặp cạnh đối nào cắt nhau) hoặc tứ giác kép (gồm có 2 cặp cạnh đối cắt nhau). Một số loại hình tứ giác khác nhau như: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi,…
Công thức tính chu vi hình tứ giác
Chu vi hình tứ giác chính là tổng độ dài gộp lại của các cạnh tạo nên hình đó. Tính chu vi tứ giác là đi tìm tổng của tất cả các cạnh.
Công thức tính chu vi hình tứ giác:
P = a + b + c + d (Đvt)
Trong đó:
a, b, c, d: Lần lượt là độ dài các cạnh của tứ giác
P: Chu vi tứ giác.
Bài tập vận dụng: Một hình tứ giác ABCD có các cạnh AB = 5cm, BC = 7cm, CD = 10cm, DA = 6cm. Tính chu vi hình tứ giác ABCD bằng bao nhiêu?
Giải: Theo công thức tính chu vi hình tứ giác:
Ta có, P = a + b + c + d
= AB + BC + CD + DA
= 5 + 7 + 10 + 6
= 28cm.
Vậy, chu vi hình chữ nhật ABCD bằng 28cm.
Công thức tính chu vi hình chữ nhật
C = (a + b) x 2 (Đvt)
Trong đó:
- Chiều dài: a
- Chiều rộng: b
- Chu vi: C
Bài tập vận dụng: Một hình chữ nhật ABCD có độ dài của cạnh AB = 5cm và độ dài cạnh BD = 2 cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD?
Giải: Gọi a là độ dài cạnh AB = 5cm và b là độ dài cạnh BD = 2cm.
Theo công thức tính chu vi hình chữ nhật, ta được:
C = (a + b) x 2 = (5 + 2) x 2= 14 (cm)
Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng 14cm.
Công thức tính chu vi hình vuông
P = a + a + a + a = 4 x a (Đvt)
Trong đó:
- Độ dài các cạnh của hình vuông: a là độ dài các cạnh của hình vuông
- Chu vi hình vuông: P
Bài tập vận dụng: Hình vuông ABCD có độ dài cạnh AB = 10 cm. Tính chu vi hình vuông ABCD?
Giải: Ta có, độ dài của AB = BC = CD = DA = 10cm
Áp dụng công thức tính chu vi hình vuông, ta có:
P = 4 x 10 = 40 (cm). Vậy, chu vi hình vuông ABCD bằng 40cm.
Công thức tính chu vi hình bình hành
Ta có Công thức tính chu vi hình bình hành như sau: P = (a + b) x 2
Trong đó:
a, b: Hai cạnh nằm kề nhau của hình bình hành.
P: Chu vi hình bình hành.
Bài tập vận dụng: Cho một hình bình hành ABCD có độ dài hai cạnh a và b lần lượt là 7 cm và 5 cm. Tính chu vi hình bình hành ABCD.
Giải: Áp dụng theo công thức tính chu vi hình bình hành, ta có:
P = (a+b) x 2 = (7+5) x 2 = 12 x 2 = 24 (cm).
Vậy chu vi của hình bình hành ABCD là 24 cm.
Công thức tính chu vi hình thoi
Ta có công thức tính chu vi hình thoi như sau: P = a x 4
Trong đó:
P: Chu vi hình thoi.
a: Độ dài một cạnh bất kỳ của hình thoi.
Bài tập vận dụng: Tính chu vi hình thoi khi biết chiều dài một cạnh của hình thoi là a = 4 cm.
Giải: Áp dụng vào công thức tính chu vi hình thoi, ta có: P = a x 4 = 4 x 4 = 16 cm. Vậy, hình thoi đó có chu vi bằng 16 cm.
Công thức tính chu vi hình thang thường
Công thức tính chu vi hình thang như sau: P = a + b + c + d
Trong đó:
- P: Chu vi hình thang
- a,b: Lần lượt là độ dài 2 cạnh đáy
- c,d: Lần lượt là độ dài 2 cạnh bên.
Bài tập vận dụng: Cho một hình thang với các cạnh bên lần lượt có độ dài là 6cm, độ dài đáy bé là 5cm, độ dài đáy lớn là 7cm. Tính chu vi hình thang đó.
Giải: Áp dụng công thức, ta có:
P = a + b + c + d
= 5 + 7 + 6 + 6 = 24 (cm). Vậy chu vi hình thang đó bằng 24cm.