Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi và giới tính khác nhau. Vậy cụ thể rối loạn lưỡng cực là gì và dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực ra sao? Cùng Tung Tăng đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Trầm cảm là gì? Những dấu hiệu của trầm cảm thường gặp và dễ nhận biết nhất 2023
Overthinking là gì? Tại sao nhiều người trẻ lại loay hoay với chứng oevrthinking 2023
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh gì? Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Mục lục:
Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần hay còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm. Người mắc rối loạn lưỡng cực sẽ gặp phải tình trạng tâm thần thay đổi thất thường có thể đột ngột hưng phấn, phấn khích quá mức và tăng động nhưng cũng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng ủ rũ, trầm cảm.
Sự thất thường của trạng thái tâm lý có thể xuất hiện vài lần trong năm hoặc vài lần trong tuần. Bênh có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hứng phấn.
Nhiều người sẽ lầm tưởng rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là những căn bệnh tương tự nhau và cách điều trị cũng sẽ giống nhau. Thực chất rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là những căn bệnh khác nhau cả về triệu chứng, nguyên nhân cũng như là phương pháp điều trị.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực
Có thể nhận biết được bệnh rối loạn lưỡng cực qua các dấu hiệu sau đây:
– Dựa vào dấu hiệu về cảm xúc: Khi người bệnh ở trạng thái hưng cảm sẽ cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách thái quá và luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc. Ngược lại khi ở trạng thái trầm cảm, người bệnh sẽ cảm thấy buồn chán, mệt mỏi và hay khóc mà không rõ nguyên do, người bệnh cũng thường đánh giá thấp về bản thân, không tin vào khả năng của mình, mất năng lượng, mất nhiệt huyết trong công việc, cơ thể suy nhược.
– Dựa vào các dấu hiệu về hành vi: Trong trường hợp rối loạn hưng cảm người bệnh sẽ ăn uống nhiều hơn, dư thừa năng lượng cho nên sẽ hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng, không cần ngủ, ngủ ít, có nhiều cảm xúc hân hoan không phù hợp, khả năng quyết định suy giảm, không tính toán về tiền bạc, công việc và tăng ham muốn tình dục. Còn khi ở trạng thái trầm cảm, người bệnh sẽ ăn ít đi, chán ăn, khẩu vị giảm, thay đổi giấc ngủ, lười vận động, không giao tiếp với cộng đồng và có nhiều suy nghĩ tiêu cực, nghĩ đến cái chết và muốn tự tử.
Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực
Mặc dù là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến thế nhưng đến nay nguyên nhân khiến một số người rơi vào rối loạn lượng cực vẫn chưa được tìm ra cụ thể. Một số nguyên nhân được cho là có thể dẫn đến rối loạn lưỡng cực như
– Di truyền học và sinh học
Mặc dù chưa có một nguyên nhân cụ thể nào của rối loạn lưỡng cực được xác định thế nhưng chủ yếu chúng được xác định là do yếu tố di truyền. Hơn 2/3 số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có ít nhất một người thân đã từng mắc phải căn bệnh này.
– Yếu tố môi trường
Một trong những nguyên nhân được cho là dẫn đến rối loạn lưỡng cực cho người bệnh nữa đó chính là yếu tố biến cố đời sống và môi trường. Bất cứ nỗi đau nào về thể xác hay tinh thần như bệnh nặng, mất người thân hoặc các vấn đề liên quan đến tài chính đều có thể gây ra các giai đoạn hưng phấn hay trầm cảm. Do đó căng thẳng và tổn thương cũng có thể tạo nên ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, từ đó tạo nên sự phát triển của rối loạn lưỡng cực.
Nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực
Không có một nguyên nhân rõ ràng và cụ thể nào của rối loạn lưỡng cực thế nhưng trong một vài hoàn cảnh hoặc tình huống căng thẳng cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực. Các nguy cơ ấy có thể là
– Sự đổ vỡ của một mối quan hệ có thể là trong tình yêu, tình bạn hoặc thậm chí là tình thân.
– Sự lạm dụng thể chất, tình cảm hoặc tình dục.
– Sự ra đi của một người thân trong gia đình hoặc là của một người thân thiết.
– Cũng có thể là do bệnh lý về mặt thực thể như rối loạn giấc ngủ
– Những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến tiền bạc, công việc, các mối quan hệ, sức khỏe,….