2 mẫu dàn ý phân tích Lưu biệt khi xuất dương chi tiết nhất 2022

Dưới đây, Tung Tăng xin chia sẻ đến các bạn 2 mẫu dàn ý phân tích Lưu biệt khi xuất dương của tác giả Phan Bội Châu một cách chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Mẫu 1

1. Mở bài

– Đôi nét về tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1900, ông đỗ Giải nguyên và sáng lập ra Hội Duy Tân (năm 1904). Sau đó một năm, ông bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du, tổ chức Việt Nam Quang phụ hội. Mãi cho đến năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải, sau đó đưa về Hà Nội với án tử hình, với sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân ta, ông được chúng đưa về giam lỏng tại Huế.

– Ông vừa là một chiến sĩ yêu nước vĩ đại, vừa là nhà thơ và là nhà văn lớn của nước ta. Trong đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu viết năm 1905, trước lúc bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du, trong lúc chia tay các đồng chí và bạn bè.

– Bài thơ mang ý nghĩa khẳng định quyết tâm xuất dương, chí làm trai cứu nước cứu dân.

2. Phân tích

 Hai câu đề

“Sinh vi nam tử yếu hi kì

  Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

Kẻ nam nhi không thể sống một cách tầm thường mà nhất định phải làm nên sự nghiệp, đem lại tiếng thơm cho đời. Phải sống làm chủ thiên nhiên, sống tích cực và chủ động, há để càn khôn tự chuyển dời?.

Hai câu thực

– Tác giả tự hào về vai trò của bản thân trong cuộc đời (một trăm năm), trong xã hội, lịch sử (ngàn năm sau) và tự ý thức về cái Tôi (ngã: tôi, tờ).

– Chẳng lẽ ngàn năm sau, lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Tác giải đặt câu hỏi nhằm khẳng định ý tường vĩ đại mà trước đó người đồng hương của Phan Bội Châu đã nhiều lần:

   Đã mang tiếng ở trong trời đất,

    Phái có danh gì với núi sông.

                         (Nguyễn Công Trứ).

– Như Phan Bội Châu đã viết: Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Tất cả vì nước, vì dân chứ không phải vì nghĩa vua – tôi:  “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Ông thể hiện quan niệm mới mẻ và tiến bộ về công danh, về chí nam nhi của ông, đòng thời hướng về Tổ quốc và nhân dân.

Hai câu luận

  • Hai câu luận đã nêu lên quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử dân tộc vô cùng đẹp đẽ. Diễn tả nỗi đau thương của đất nước về non sông đã chết, nhân dân ta thì bị thực dân Pháp thống trị. 
  • Trong Hải ngoại huyết thư, tác giả đã viết: hồn nước bơ vơ. Trước hết, kẻ nam nhi và kẻ sĩ lập công danh phải trải qua con đường học hành và thi cử. Ý thơ đó muốn phủ định cách học cũ kĩ lạc hậu, vô nghĩa là đọc sách thánh hiền (đạo nho). Qua hai câu trên, có thể thấy được rằng, Phạn Bội Châu là một chiến sĩ tiên phong có tư tưởng sâu sắc và tiến bộ: 

     Giang sơn tử hi sinh đồ nhuế,

        Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.

Hai câu kết

– Qua hai câu kết, một hiện tượng thơ kì vĩ đã hiện lên một ý chí lớn mang tầm vũ trụ. Không phải gió nhẹ mà là trường phong. Cũng chẳng phải quanh quẩn chốn quan trường hoặc nơi trường thi chật hẹp, mà chính là với một sức mạnh phi thường di ra biển Đông, cùng bay lên với ngàn lớp sóng bạc. Đó là những câu thơ thê rhieenj một bầu trời nhiệt huyết của Phan Bội Châu: 

– Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

– Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

3. Kết luận

– Sử dụng chữ Hán và thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Tác giả viết lên bài thơ vớ giọng thơ vừa trang nghiêm, đĩnh đạc hào hùng vừa mạnh mẽ và lôi cuốn.

– Bài thơ thể hiện chí lớn phi thường: Quyết không cam tâm làm nô lệ, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

– Bài thơ mang âm điệu hào hùng, chan chứa tình yêu đất nước và quyết tâm lên đường cứu nước.

Lưu biệt khi xuất dương, phân tích Lưu biệt khi xuất dương, dàn ý phân tích Lưu biệt khi xuất dương

Mẫu 2

Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Phan Bội Châu: cuộc đời và sự nghiệp,…
  • Nội dung chính và ý nghĩa của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Thân bài

Hai câu thơ đề

Tác giả Phan Bội Châu nêu lên quan niệm của mình về chí làm nam nhi trong cuộc đời:

  • Nam nhi phải có khát vọng và có con đường riêng cho mình, không thể sống một cách tầm thường.
  • Làm trai phải có ý chí, dựa vào bản thân để vượt lên mọi thách thức để làm nên nghiệp lớn.

Hai câu thơ thực

Tác giả đã nêu lên ý thức và trách nhiệm của bản thân trước thời cuộc đất nước có nhiều biến động:

  • Câu thơ thứ 3: Trách nhiệm của bản thân, vai trò của cá nhân trước thời cuộc và khi tổ quốc lâm nguy.
  • Câu thứ 4: Vai trò, trách nhiệm và khát vọng cống hiến muốn mang lại những điều tốt đẹp, để lại danh tiếng đến ngàn đời sau cho đất nước.

Hai câu luận

Nhận thức tân tiến của một nhà cách mạng yêu nước khi đất nước đã rơi vào tay giặc.

  • Tác giả có quan niệm vô cùng mới mẻ. Khẳng định khi mất nước thì chỉ “sống thêm nhục”.
  • Nhiệm vụ giải phóng dân tộc nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Đây cũng là điểm khác biệt với những nhà Nho đương thời.

Hai câu kết

Hướng đến hình hình tượng ”trường phong”, “ thiên trùng bạch lãng”, đó là ý chí vượt biển Đông để tìm đường cứu nước, thể hiện tư thế hiên ngang và tự tin.

Con người trở nên có tầm vóc và lớn lao khi có ý chí mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.

Kết bài

  • Những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
  • Liên hệ những khát vọng của nhà cách mạng đối với thời điểm hiện tại
  • Nêu lên giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Lưu biệt khi xuất dương, phân tích Lưu biệt khi xuất dương, dàn ý phân tích Lưu biệt khi xuất dương
5/5 - (2 bình chọn)