Phân tích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10

Phân tích Chí Khí Anh Hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp người đọc hiểu rõ hơn về hình tượng người người anh hùng với lý tưởng phi thường, phẩm chất tốt đẹp. 

Để thấy rõ hơn những phẩm chất cốt lõi, chí khí và khát vọng to lớn của người anh hùng Từ Hải, hãy cùng phân tích bài thơ Chí Khí Anh Hùng chi tiết dưới đây. 

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

1. Phân tích yêu cầu của đề bài

  • Yêu cầu đề bài: phân tích nội dung đoạn trích Chí khí anh hùng.
  • Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: từ ngữ và các chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích Chí khí anh hùng.
  • Phương pháp lập luận chính: Phân tích và chứng minh.

2. Bố cục đoạn trích Chí khí anh hùng

Đoạn trích được trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, gồm 3 phần:

  • Phần 1 (gồm 4 câu thơ đầu): Nói về cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều sau một thời gian dài chung sống bên nhau khi Từ Hải có khát vọng lên đường. 
  • Phần 2 (12 câu thơ tiếp theo): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều
  • Phần 3 (các câu thơ còn lại): Nêu lên tính cách, ý chí và hành động dứt khoát của Từ Hải khi ra đi.
phân tích Chí khi anh hùng, phân tích tác phẩm Chí khi anh hùng, phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, Chí khí anh hùng

3. Giá trị đoạn trích Chí khí anh hùng

– Giá trị nội dung: Thể hiện lí tưởng, ý chí, khát vọng về người anh hùng có phẩm chất phi thường qua hình tượng nhân vật Từ Hải.

– Giá trị nghệ thuật: Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lời đối thoại bộc lộ tính cách.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Chí”: Khát vọng, ý chí của con người muốn hướng đến những điều lớn lao.

– “Khí”: Nghị lực để đạt đến mục đích.

“Chí khí anh hùng”: Thể hiện lý tưởng, khát vọng, ý chí và nghị lực hướng đến mục đích lớn lao của người anh hùng.

phân tích Chí khi anh hùng, phân tích tác phẩm Chí khi anh hùng, phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng, Chí khí anh hùng

5. Lập dàn ý chi tiết phân tích Chí khí anh hùng

Mở bài: 

– Giới thiệu đôi nét nổi bật về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:

+ Nguyễn Du (1766 – 1820) là đại thi hào của dân tộc trong nền văn học Việt Nam

+ Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của Nguyễn Du,  đấy là tác phẩm vô cùng  tiêu biểu của ông trong nền văn học trung đại Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. 

– Giới thiệu và dẫn dắt vào đoạn trích Chí khí anh hùng: Chí khí anh hùng là đoạn thơ thuộc Truyện Kiều, đoạn trích nằm từ câu 2213 đến câu 2230 có nội dung sâu sắc và ý nghĩa nghệ thuật. Tái hiện lại cảnh Từ Hải và Thúy Kiều phải chia tay để Từ Hải lên đường lập nên sự nghiệp.

Thân bài:

Luận điểm 1 (gồm 4 câu thơ đầu): Thể hiện khát vọng, dứt khoát lên đường của người anh hùng Từ Hải.

         “Nửa năm hương lửa đương nồng 

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương 

            Trông vời trời bể mênh mang 

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” 

  • Hoàn cảnh chia tay:

+ “Nửa năm”: Thời gian Thúy Kiều và Từ Hải chung sống với nhau

+ “Hương lửa đương nồng”: Tình cảm của hai người say đắm, nồng nàn, ngập tràn hạnh phúc bên nhau giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

Thời điểm Từ Hải dứt khoát ra đi là lúc hai người đang bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc, tình yêu mặn nồng. Từ đó, thể hiện Từ Hải là người anh hùng có chí khí, quyết tâm và mạnh mẽ.

  • Tính cách của anh hùng Từ Hải:

+ “Trượng phu”: thể hiện lên chí khí anh hùng của Từ Hải với hàm nghĩa ngợi ca, khâm phục, dựng lên dáng vẻ oai nghiêm, bệ vệ, thể hiện thái độ trân trọng đối với các bậc anh hùng. 

+ “Thoắt”: Diễn tả khoảnh khắc nhanh chóng, bất ngờ về tâm trạng, quyết định của Từ Hải về sự ra đi dứt khoát, khác thường. 

+ “Động lòng bốn phương”: Khát khao tung hoành, ý chí lớn lao đối với công việc. Thể hiện sự quyết tâm phi thường, lý tưởng không bị ràng buộc bởi gia đình trước tình cảnh bốn bể. 

– Tư thế ra đi: “Trông vời trời bể mênh mang” mang cảm hứng vũ trụ, suy nghĩ phi thường, rộng lớn.

+ “Trông vời”: cái nhìn xa sáng suốt, bao quát

+ “Mênh mang”: cảm giác mông lung, rộng lớn

+ “Thanh gươm yên ngựa”: một mình, một gươm, một ngựa

+ “Lên đường thẳng rong”: ra đi dứt khoát, không lưu luyến

Tư thế ra đi dứt khoát, hiên ngang và hào hùng, ra đi không lưu luyến khi mọi thứ đã sẵn sàng, không do dự. Thể hiện khát vọng, sự quyết tâm và bản lĩnh.

Luận điểm 2 (12 câu thơ tiếp theo): Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải 

– Lời của Kiều:

                               “Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

                         Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi” 

+ Cách xưng hô “chàng – thiếp”: dịu dàng, ngọt ngào và ân cần. 

+ “Phận gái chữ tòng”: Ý thức được bổn phận

+ “Một lòng xin đi”: Chỉ quyết tâm đi theo Từ Hải

Thúy Kiều một mực yêu thương và quý trọng tình yêu, quyết tâm và khao khát muốn được ra đi cùng Từ Hải.

– Lời của Từ Hải:

                            “Từ rằng: Tâm phúc tương tri

                   Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

+ “Tâm phúc tương tri”: Từ Hải coi Kiều là người tri kỷ tâm tư, hiểu mình hơn ai hết.

+ “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ vốn dĩ yếu đuối, nhẹ nhàng, mong manh.

Từ Hải muốn từ chối ước muốn của Thúy Kiều khi nàng muốn cùng mình ra đi, nên chàng đã khẳng định nàng Kiều là tri âm tri kỷ của mình mà khuyên bảo nàng vượt qua.

– Lời hứa của cả hai:

                                     “Bao giờ mười vạn tinh binh

                          Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường 

                                       Làm cho rõ mặt phi thường 

                                 Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

+ Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường” : Dám khẳng định rằng tương lai ắt sẽ thành công.

+ “Rõ mặt phi thường”: Chứng tỏ tài năng xuất chúng. Thể hiện niềm tin sắt đá của Từ Hải về một tương lai sự nghiệp tốt đẹp.

+ “Rước nàng nghi gia”: sẽ cho Kiều một cuộc sống viên mãn.

Lời hứa hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều về sự nghiệp và tương lai rạng rỡ sau khi ổn định cơ ngơi sự nghiệp, động viên và an ủi Kiều sẽ có được cuộc sống viên mãn sau này khi cưới nàng về. 

                        “Bằng nay bốn bể không nhà 

                    Theo càng thêm bận, biết là đi đâu

                          Đành lòng chờ đón ít lâu

                   Chầy chăng là một năm sau vội gì?”

+ “Bốn bể không nhà”: sự khó khăn và gian nan thực tại.

+ “Theo càng thêm bận”: Sợ sẽ ảnh hưởng đến Kiều khi lo việc lớn

+ “Đành lòng chờ đó ít lâu”: Đành động viên Kiều chờ đợi.

+ “Một năm sau”: Hứa hẹn thời gian rõ ràng, cụ thể chắc chắn sẽ thành

Từ Hải vừa là một anh hùng chân thực, chí khí và là người chồng tâm lý, gần gũi. Đồng thời vẫn không quên khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai. 

Luận điểm 3 (Hai câu thơ cuối): Sự quyết tâm lên đường của Từ Hải 

                                       “Quyết lời dứt áo ra đi

                              Gió đưa bằng tiện đến kỳ dặm khơi”

– Hành động: Quyết lời, dứt áo ra đi. Thể hiện thái độ và hành động dứt khoát, không do dự của Từ Hải.

– Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chim bằng”: đây là loài chim quý hiếm tượng trưng cho người anh hùng với ý chí quyết tâm, mạnh mẽ.

Có thể thấy, Từ Hải là bậc anh hùng với lý tưởng cao đẹp, phi thường mang tầm vóc vũ trụ, tài năng và có ước mơ chí khí.

Đánh giá về nghệ thuật:

– Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng

– Từ ngữ trang trọng

–  Nghệ thuật miêu tả lí tưởng hóa nâng cao tầm vóc của nhân vật

–  Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng qua dáng vẻ và hành động.

– Lời đối thoại bộc lộ tính cách.

Kết bài

– Khái quát lại ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– Ý nghĩa của đoạn trích trong tác phẩm: Thể hiện ước mơ, khát vọng của người anh hùng lý tưởng. Từ đó, ca ngợi chí khí, tinh thần và nhiều phẩm chất tốt đẹp của Từ Hải, ca ngợi tấm chân tình của chàng đối với Thúy Kiều. 

Đánh giá bài viết này nhé!