Ngày Kinh Trập năm 2022 là ngày nào? 6 điều có thể bạn chưa biết về ngày Kinh Trập

Ngày Kinh trập là một trong 24 tiết khí của các nước sử dụng lịch Á Đông. Nếu như ngày Vũ Thuỷ mang đến những cơn mưa nhỏ giúp cây cối sinh sôi nảy ở thì ngày Kinh trập lại đánh dấu một mốc thời gian rất quan trọng trong chu kỳ sinh học hàng năm. Vậy ngày Kinh trập là gì? Hãy cùng blog Tung Tăng tìm hiểu kỹ hơn về tiết khí này nhé!

Ngày Kinh trập là gì? Ngày Kinh trập năm 2022 là ngày nào?

Tiết Kinh trập chính là tiết khí thứ ba trong một năm âm lịch. Theo phiên âm tiếng Hán, “Kinh” có nghĩa là kinh động, sự tác động mạnh mẽ dẫn đến thức tỉnh hoặc sợ hãi; “Trập” mang nghĩa là sâu bọ, các loại côn trùng. như vậy, “Kinh trập” được hiểu theo nghĩa là các loại côn trùng, sâu bọ đã đến mùa thức tỉnh để sinh sôi, phát triển, có thể gọi đây là tiết khí sâu nở sau thời gian dài ngủ đông.

ngày Kinh trập

Tiết Kinh trập thường bắt đầu từ ngày 5 hoặc 6 tháng 3 và sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 3 dương lịch hàng năm. Trong ngày này, mặt trời ở toạ độ xích kinh 345 độ. Ngày Kinh trập bắt đầu cũng là kết thúc của tháng Dần, tháng Giêng hàng năm và theo quan niệm xưa, trong tháng này sẽ có những biến đổi ảnh hưởng tới hoạt động của con người và vận khí của vũ trụ.

Năm 2022, tiết Kinh trập bắt đầu từ ngày 5/3/2022 dương lịch nhằm ngày 03/02/2022 âm lịch.

6 điều cần biết trong ngày Kinh trập

Dưới đây là 6 điều bạn có thể chưa biết về tiết Kinh trập.

Thường xuyên xảy ra sấm sét

Thời tiết đáng chú ý và dễ nhận biết nhất của tiết Kinh trập chính là sấm xuân. Theo quan niệm xa xưa của người Trung Hoa: “Nếu sấm sét màu xuân đến trước thời điểm tiết Kinh trập diễn ra thì năm đó thời tiết sẽ bất thường”.

Ngày Kinh trập

Theo các thông tin từ khoa học hiện đại cho thấy, vào những ngày tiết Kinh trập, lượng không khí nóng bốc lên, thời tiết ẩm ướt, không khí nóng ẩm từ phía bắc hoạt động mạnh và tạo ra gió thường xuyên dẫn tới thường xuyên xảy ra sấm sét trong tiết Kinh trập.

Lễ cúng tế Bạch hổ

Theo văn hoá dân gian của người Trung Quốc, hổ trắng chính là loài vật mang đến những điều thị phi, cãi vã. Loài vật này sẽ bắt đầu cuộc đi săn mồi trong tiết Kinh trập và đôi khi sẽ tấn công cả con người. Cũng theo quan niệm xa xưa, nếu ai bị hổ trắng tấn công thì hay gặp rắc rối, xui xẻo trong cuộc sống, không gặp được những điều may mắn. Bởi vậy mà trong ngày Kinh trập, người ra thường làm lễ tế hổ trắng để tự bảo vệ mình.

Hiện nay, phong tục này vẫn còn được duy trì ở nhiều nơi bằng cách sử dụng những con hổ trắng bằng giấy, bôi tiết và thịt lợn vào miệng của chúng giống như đã cho hổ ăn, tránh cho nó cắn người và xua đi mọi sự xui xẻo.

Bắt đầu vụ xuân

Với nhà đông, tiết Kinh trập là thời điểm cực kỳ quan trọng bởi đây chính là thời điểm bắt đầu cho một vụ mùa mới. Người nông dân sẽ căn cứ vào thời tiết của tiết Kinh trập để kết thúc những tháng ngày nông nhà, bắt đầu một mùa vụ mới.

Ngày Kinh trập

Bên cạnh đó, tiết Kinh trập cũng chính là lúc mà sâu bọ, côn trùng sinh sôi, phá hoại mùa màng của người dân. Bởi vậy mà những người nông dân cần chú ý đến việc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm cần phòng tránh bệnh tật cho gia súc, gia cầm, tiến hành công tác vệ sinh chuồng trại nhanh chóng.

Trừ tiểu nhân

Đây là tục lễ được bắt đầu từ thời nhà Đường (618 – 907) và hiện vẫn là một trong các nghi lễ dân gian phổ biến ở Quảng Đông, Hồng Kông để xua đuổi những kẻ xấu, mang đến những điều may mắn cho bản thân và gia đình.

Trong những ngày tiết Kinh trập, người dân sẽ mặc quần áo, đeo trang sức có màu đỏ, tím để khai vận và cầu may. Ngoài ra, họ cũng phân công một “bà phù thuỷ” (thường là những phụ nữ lớn tuổi) để giải trừ đi những điềm xấu, vận hạn bằng cách dùng giày để đánh vào những bức tranh phác hoạ điểm xấu.

Câu cá

Cũng giống như các loài côn trùng, sâu bọ thức dậy sau một kỳ ngủ đông dài, cá cũng chính là loài sinh sôi mạnh vào tiết Kinh trập. Vào mùa này, cá sẽ thường bơi từ vùng nước sâu đến vùng nước nông để tìm kiếm thức ăn, giao phối nên rất thích hợp để đi câu cá.

Ngày Kinh trập

Ngoài ra, thú vui câu cá cũng mang đến cho người đi câu cảm giác thư thái về cả tinh thần lẫn thể chất, đặc biệt là với những ai sống ở đô thị xô bồ, náo nhiệt. Bởi vậy mà rất nhiều người lựa chọn đi câu cá trong tiết Kinh trập như là một phương thức giải toả stress hiệu quả.

Ăn quả lê vào tiết Kinh trập

Khi thời tiết chuyển đổi, ấm hơn và bầu không khí khô thì sẽ mang đến cảm giác khô miệng lưỡi, rất dễ bị cảm lạnh hoặc ho. Bởi vậy người dân thường ăn quả lê có vị ngọt, mọng nước, tính hàn để làm ẩm phổi, giảm ho. Ngoài ra, những loại thực phẩm như vừng, mật, sữa, đậu, rau củ quả, mía, cá,… cũng được khuyên ăn nhiều trong tiết Kinh trập để phòng khô háo nước.

Đánh giá bài viết này nhé!