Mang chủng là tiết khí thứ chín trong hai mươi bốn tiết khí theo lịch Gregory, và là tiết khí thứ ba vào mùa hè, báo hiệu mùa hè chính thức bắt đầu.
Mục lục:
Ý nghĩa của tiết Mang chủng
Hằng năm, tiết Mang chủng thường bắt đầu vào ngày 5 hoặc 6 tháng 6, khi Mặt Trời ở xích kinh 75° (kinh độ 75°), sau tiết Tiểu Mãn và kết thúc vào ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch.
Theo nghĩa tiếng Trung, “Mang” có nghĩa là là râu, vòi nhụy của các loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, lúa mạch. Còn “Chủng” là hạt giống của các loại ngũ cốc như thóc, ngô . Như vậy, hiểu theo nghĩa đen thì tiết Mang chủng là thời điểm cây cối đã trưởng thành và có thể sử dụng làm hạt giống.
Ngoài ra, đối với người nông dân Việt Nam thì tiết Mang chủng còn là thời điểm chòm sao Tua Rua xuất hiện.
Ngày Mang chủng năm 2022 là ngày nào?
Theo lịch vạn niên, ngày Mang chủng năm 2021 rơi vào thứ hai, ngày 6 tháng 6 dương lịch (nhằm ngày 08/5/2022 âm lịch)
Nắm được thời gian tiết Mang chung bắt đầu và kết thúc sẽ giúp người nông dân chủ động hơn trong việc gieo cấy mùa màng, đảm bảo tiến độ mùa vụ.
Đặc điểm khí hậu thời tiết của tiết Mang chủng
Bước vào tiết Mang Chủng, Mặt trời sẽ ở vị trí xích kinh 75 độ. Đồng thời nửa cầu bắc hoàn toàn nghiêng về phía Mặt trời nên nhận được lượng ánh sáng và nhiệt độ rất cao. Mặc dù về lý thuyết, một ngày chỉ có 24 tiếng, song do thời gian chiếu sáng kéo dài nên trong tiết Mang chủng ngày sẽ dài hơn đêm. Đúng như đúc kết kinh nghiệm của ông bà xưa:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Ngoài ra, vào tiết Mang chủng còn có lượng mưa lớn, độ ẩm cao kết hợp với thời tiết oi bức khiến thực phẩm và các loại vật dụng dễ bị ẩm mốc, muối sinh sản nhiều và dễ lây lan dịch bệnh.
Khi gieo cấy lúa trong chậu nên gieo cấy càng sớm càng tốt, nếu hoãn thời gian thì khả năng sinh trưởng của lúa sẽ bị rút ngắn do nhiệt độ tăng khiến cây dễ bị khô hạn và sâu bệnh dẫn đến năng suất sẽ thấp. Nên cấy lúa chậm nhất là trước hạ chí, nếu quá muộn không những bị ảnh hưởng của hạn hán mà khi sang thu nhiệt độ sẽ giảm xuống, không có lợi cho sự sinh sôi nảy nở của cây lúa. Điều này cũng tương tự với các loại hoa màu khác như khoai tây và khoai lang.
Về chế độ ăn uống, nên ưu tiên các thực phẩm có tác dụng tăng cường sinh lực cho lá lách và xua tan ẩm ướt ví dụ như khoai mỡ, đậu xanh, mướp, rau dền, đu đủ, dừa, dưa hấu…
Cách dưỡng sinh trong tiết Mang chủng
Về mặt tinh thần:
Nên duy trì trạng thái thoải mái, vui vẻ, không nên tức giận buồn bã, có như vậy thì khí huyết mới có thể lưu thông tốt.
Trong sinh hoạt:
Nên ngủ muộn và dậy sớm hơn so với bình thường, cố gắng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, điều này sẽ tốt cho sự lưu thông khí huyết, giúp tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ. Do vào tiết Mang chủng, ngày dài đêm ngắn nên việc duy trì một giấc ngủ trưa sẽ tốt cho sức khỏe, giúp giảm mệt mỏi, phục hồi năng lượng. Để tránh cảm nắng nên mặc quần áo mỏng, thoáng, tránh để cơ thể ra nhiều mồ hôi. Trong trường hợp mới làm việc nặng ra mồ hôi nhiều thì tránh tắm ngay.
Chế độ ăn uống, nên tăng cường thực phẩm nhẹ, có tính mát
Trong tiết Mang chủng, cơ thể dễ đổ mồ hôi, hao khí thương tân vì vậy bạn nên ưu tiên các thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc thô. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ và các loại gia vị cay nóng như hành tỏi, tiêu , ớt. Một số thực phẩm có tác dụng hạ nhiệt, thúc đẩy tiêu hóa có thể kể đến như mướp đắng, cà chua, dưa leo, măng tây, dâu tây. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh không nên tiêu thụ các thực phẩm có tính hàn để đề phòng ngừa phát sinh bệnh tật.