Việc tra cứu thông tin doanh nghiệp đã thành lập rất đơn giản, bạn chỉ cần mất một vài phút là có thể nhận được những thông tin cơ bản. Vậy cách tra cứu thông tin doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Những điều cần biết trước khi ký kết hợp đồng lao động
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Có bắt buộc phải tham gia hay không?
Mẫu giấy giới thiệu chuẩn nhất 2020 dành cho các cơ quan, doanh nghiệp
Theo khoản 1, điều 33, Luật Doanh nghiệp 2020, các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh phải cung cấp thông tin và được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Đối với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì việc tra cứu thông tin doanh nghiệp cảu đối tác trước khi ký kết hợp đồng, khi nhận được hoá đơn là điều rất cần thiết. Quá trình tra cứu giấy phép kinh doanh, tra cứu mã số doanh nghiệp sẽ giúp cho đơn vị có thể điều chỉnh, cập nhập kịp thời những thông tin cần thiết.
Hiện nay, việc tra cứu thông tin thông tin doanh nghiệp được tiến hành rất đơn giản, chỉ với vài thao tác đơn giản là có thể tra cứu được thông tin doanh nghiệp bạn muốn tìm kiếm. Những đơn vị đang có nhu cầu về tra cứu mã số thuế, kiểm tra đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có thể thực hiện theo hướng dẫn sau.
Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp nhanh chóng
Để tra cứu những thông tin cơ bản của doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…) một cách nhanh chóng, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Truy cập trình duyệt web, truy cập địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 2: Tại giao diện này, nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp của bạn vào ô tìm kiếm ở góc trái -> tìm kiếm.
Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, các thông tin của doanh nghiệp bạn cũng sẽ hiện ra. Click vào kết quả tìm kiếm đó để xem thông tin doanh nghiệp đã được đăng kí.
Lúc này, các thông tin được hiển thị bao gồm: Tên doanh nghiệp (cả tên tiếng anh, tên viết tắt được viết đầy đủ), mã số doanh nghiệp/mã số thuế, mã số nội bộ, loại hình doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, địa chỉ của doanh nghiệp.
Tra cứu thông tin doanh nghiệp để làm gì?
Khi doanh nghiệp của bạn có ý định ký kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh với các đối tác khác thì hai bên cần tra cứu các thông tin liên quan đến nhau( trạng thái hoạt động, ngành nghề kinh doanh,…). Điều này sẽ giúp cả bạn và đối tác có cái nhìn tổng thể về nhau và từ đó đưa ra những quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Ngoài các thông tin miễn phí có thể được khai thác bằng các công cụ tìm kiếm, các cá nhân, tổ chức cũng có thể truy cập ứng ụng Dịch vụ thông tin trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để khai thác và tìm hiểu những thông tin có giá trị pháp lý về đăng kí doanh nghiệp, ví dụ: Trạng thái hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp về người thành lập và quản lý doanh nghiệp 3 năm gần nhất, sản phẩm tuỳ chỉnh,…
Những thông tin này được cung cấp với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao sự giám sát của toàn xã hội với cộng đồng doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về cách tra cứu thông tin doanh nghiệp mà các đơn vị có thể tham khảo để kịp thời bổ sung các thông tin chính xác, cần thiết của doanh nghiệp mình. Đừng quên theo dõi blog Tung Tăng mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!