Dạo gần đây, bệnh viêm kết mạc cấp hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh mà từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành và cả người già đều có thể mắc phải. Vậy bệnh đau mắt đỏ là bệnh gì và có nguy hiểm không cùng Tung Tăng đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Nhược thị là gì? Nhược thị liệu có nguy hiểm và có chữa được không?
Bệnh Marburg là gì? Những thông tin cần nắm về bệnh Marburg 2023
Bỏ túi 9 mẹo vặt trị đau răng cấp tốc ngay tại nhà
Mục lục:
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh gì
Bệnh đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp, là tình trạng nhiễm trùng mắt, bệnh xảy ra khi kết mạc mi và lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu bị viêm nhiễm.
Bệnh thường khỏi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau đó sẽ lây nhiễm sang mắt còn lại. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành tới người già. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch của người bệnh. Vì thế bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ được gây ra bởi 3 nguyên nhân phổ biến sau
– Đau mắt đỏ do virus: Bệnh gây ra do virus như Herpes, Adenovirus, những ca mắc bệnh do virus có thể tự hết trong khoảng từ 7 đến 14 ngày không cần điều trị.
– Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn
– Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như thuốc, phấn hoa, bụi, lông động vật,…
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Các triệu chứng phổ biến của bệnh đau mắt đỏ mà bạn có thể nhận biết như sau
– Đỏ một hoặc cả hai mắt
– Mắt ngứa, cộm cảm giác như có hạt bụt, hạt sạn trong mắt
– Mắt tiết nhiều ghèn, rỉ dịch mắt, chảy nước mắt
– Mi mắt sưng nề, đau nhức, kết mạc sưng phù, đỏ
– Có thể kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch sau tai,…
Bệnh đau mắt đỏ ban đầu thường bắt đầu từ một mắt sau đó sẽ lây sang mắt kia sau một hoặc 2 ngày phát bệnh.
Con đường lây bệnh của bệnh đau mắt đỏ
Một số đường lây bệnh phổ biến của bệnh đau mắt đỏ như sau
– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua dịch tiết của người mắt bệnh, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay,…
– Tiếp xúc gián tiếp qua việc chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như gối, khăn mặt, ly/cốc nước uống, chìa khoá, tay nắm cửa, chậu rửa bát, điện thoại, đồ chơi,…
– Sử dụng nguồn nước dễ bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi
– Thường xuyên dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, miệng
– Không vệ sinh kính áp tròng đúng cách
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Hầu hết các trường hợp bị đau mắt đỏ có thể chữa khỏi trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. tùy nhiên, thời gian khỏi bệnh còn tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ đáp ứng thuốc của người bệnh, giải pháp điều trị và nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị thích hợp.
Trong trường hợp bạn bị đau mắt đỏ do virus thì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. người bệnh có thể chườm lạnh để giảm khó chịu mắt, sưng mi, rửa mặt bằng nước muối sinh lý và nhỏ nước mắt nhân tạo.
Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì khi đi thăm khám bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc riêng và sẽ được hướng dẫn điều trị cụ thể. Trong trường hợp này bệnh nhân cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng thuốc mỡ bôi.
Và cuối cùng nếu đau mắt đỏ do dị ứng thì người bệnh cần tránh các tác nhân gây bệnh nếu biết và khi đi thăm khám cũng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị cụ thể.