Tết Nguyên Đán – dịp mà mọi người trong gia đình đoàn tụ và dành thời gian bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Do đó, trong những ngày đầu xuân mỗi nhà đều chuẩn bị một mâm cơm đầy đủ và thịnh soạn những món ngon ngày Tết với mong ước năm mới ấm no, hạnh phúc. Dưới đây, Tung Tăng xin tổng hợp 10 món ăn không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về.
Mục lục:
10 món ngon ngày Tết không thể thiếu trong những ngày đầu xuân
Bánh chưng
Đã từ lâu, bánh chưng là một món ăn có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thế nên, trong những dịp Tết như thế này, bánh chưng là món không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là người miền Bắc. Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, là loại bánh được dùng để thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp dẻo, kết hợp vị cay nhẹ của tiêu, mùi thơm của đậu xanh và thịt lợn béo ngậy. Bánh được gói bằng lá dong và khéo léo tạo dáng hình vuông, sau đó buộc chặt bằng lạc và luộc trong vòng 8 đến 10 giờ đồng hồ.
Thịt gà luộc
Trong mâm cơm của người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, thịt gà hay gà luộc là món không thể thiếu. Thịt gà có vị ngọt ăn kèm với lá chanh, chấm thêm muối tiêu chanh đem lại một hương vị rất đặc biệt.
Thịt kho tàu
Không thể không nhắc đến món thịt kho tàu, một trong những món ngon ngày Tết nổi tiếng nhất, đặc biệt là người dân miền Nam. Thường người ta sẽ chế biến bằng nước dừa để thịt ngọt và ngấm vị hơn.
Dưa hành
Đi kèm với bánh chưng sẽ là món hành muối chua, thường được nhiều người sử dụng trong những ngày Tết. Món dưa hành có vị chua chua và cay nhẹ của ớt, thường sẽ ăn kèm với món bánh chưng hoặc thịt đông, trở thành món chống ngán hữu hiệu nhất trong những ngày Tết.
Bánh tét
Bánh tét, món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam nói chung và người miền Trung nói riêng. Bánh được chế biến với nguyên liệu khá giống với bánh chưng nhưng được gói bằng lá chuối thay vì lá dong như bánh chưng. Bán được gọi lại thành từng đòn hình trụ, bên ngoài đẹp mắt bên trong mang hương vị hấp dẫn.
Lạp xưởng
Tiếp theo, lạp xưởng là một trong những món phổ biến đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là với người dân miền Nam.
Lạp xưởng được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể nướng, luộc, chiên,… Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, lạp xưởng là món ăn thường xuất hiện nhiều trong mâm cơm của mỗi gia đình với rất nhiều loại khác nhau như lạp xưởng cá, tôm, nạc, tươi,…
Canh khổ qua nhồi thịt
Với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn trong năm qua, người ta thường chọn món canh khổ qua nhồi thịt để thưởng thức vào những ngày Tết. Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là một trong những nhóm ăn món bổ dưỡng giúp giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết. Thế nên nhiều gia đình lựa chọn món canh này như một bài thuốc để thanh lọc cơ thể thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả.
Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là món ăn phổ biến nhất, đặt biệt là các tính miền trung. Món được chế biến từng nước mắm. Nguyên liệu chàng chính là thịt heo hoặc thịt bò đều được.
Nem chua
Trong những ngày Tết, nem chua là món không thể thiếu của xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là món ăn thường được nhâm nhi cùng tách trà hoặc vài chén rượu ngày xuân.
Sau khi thịt heo được tẩm ướp gia vị và được gói trong lá ổi hay lá chùm ruột, tiếp tục nem chua được gói bằng lớp ngoài bằng lá chuối, miếng nem có thịt ửng hồng xen màu trắng của da heo và tỏi trông rất bắt mắt, để trong vài ngày sẽ có vị chua thanh, cay cay khó quên.
Xôi gấc
Từ lâu, người ta quan niệm rằng màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, màu của hạnh phúc. Thế nên trong những đặc biệt như Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình thường chuẩn bị một đĩa xôi gấc trong mâm cơm ngày xuân.
Xôi gấc được chế biến cũng rất đơn giản, xôi được hấp từ gạo nếp, trộn cùng với gấc tươi. Khi chín, xôi có màu đỏ tươi rất hấp dẫn. Khi ăn, xôi có hương vị rất đặc biệt, vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường, hương thơm của gấc và vị béo của nước cốt dừa.