Shophouse là gì? Ưu điểm của mô hình Shophouse

Với thị trường Việt Nam, shophouse là một khái niệm còn khá xa lạ và mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên, ở trên thế giới, mô hình nhà ở này khá phổ biến

Shophouse là gì?

Về bản chất, shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới, nhà ở kết hợp với kinh doanh buôn bán. Với thiết kế thông minh, đa tính năng và nhiều ưu điểm vượt trội khác, shophouse đã tạo nên cơn sốt đầu tư trong lĩnh vực bất động sản những năm gần đây.

Thay vì phải vừa tốn tiền thuê một mặt bằng kinh doanh vừa tốn tiền nhà ở thì việc sở hữu một căn shophouse sẽ giúp bạn đáp ứng cả hai nhu cầu sinh sống và buôn bán một cách thông minh và hợp lý.

shophouse là gì, ưu điểm shophouse, shophouse

Ưu điểm của loại hình shophouse

Vị trí thuận lợi

Thứ nhất mô hình nhà ở shophouse thường chỉ có ở những trung tâm thương mại hoặc chung cư, nơi có đông cư dân sinh sống và nhiều người qua lại. Thứ 2, các chung cư, trung tâm thương mại thường chỉ tập trung ở những thành phố lớn, nơi có điều kiện kinh tế phát triển, mua cầu mua bán cao.

Điều này là một yếu tố đảm bảo cho lượng khách hàng tiềm năng cũng như hiệu quả của việc kinh doanh mua bán.

Số lượng hạn chế

Do shophouse thường chỉ xuất hiện trong các dự án chung cư, nên số lượng căn shophouse trong một dự án sẽ phụ thuộc vào số lượng cư dân. Ở một dự án tầm trung, số căn shophouse chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ. Nếu dự án lớn hơn thì con số này sẽ là 5%.

Do số lượng giới hạn nên sẽ không bị cạnh tranh nhiều trong một phạm vi nhất định.

Ví dụ nếu dự án chung cư có 5 block, nhưng chỉ có mỗi căn shophouse của bạn kinh doanh lĩnh vực thuốc tây, thì lượng khách hàng của bạn là rất lớn.

shophouse là gì, ưu điểm shophouse, shophouse

Thiết kế thông minh

Căn hộ shophouse thường có thiết kế 2 tầng tách biệt để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bạn có thể dùng khi vực tầng trên để phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt hằng ngày. Còn tầng dưới, với lợi thế vị trí đẹp, nằm ở mặt tiền, thiết kế tối ưu sẽ rất thuận lợi cho việc buôn bán hay cho thuê làm văn phòng

Thuận tiện di chuyển

Vì được thiết kế nhằm mục đích kết hợp nhà ở và kinh doanh nên shophouse thường được đặt ở những vị trí mặt tiền, tầng trệt, gần cầu thang, gần bãi đỗ xe, nơi có nhiều người qua lại

Tính thanh khoản cao

So với một căn nhà chỉ để ở, hoặc 1 căn chỉ có thể thuê để kinh doanh thì việc sở hữu một căn nhà vừa có thể ở, vừa có những lợi thế thuận lợi để kinh doanh sẽ thu hút nhiều người hơn. Chính vì thế tính thanh khoản của các căn shophouse thường cao hơn.

Cơ hội gia tăng lợi nhuận

Với những căn shophouse bạn có thể vừa đáp ứng nhu cầu sinh sống, vừa gia tăng thu nhập từ việc kinh doanh buôn bán tại nhà hoặc cho thuê mặt bằng.

Đánh giá bài viết này nhé!