PVD là gì? Mã chứng khoán PVD có còn tiềm năng hay không khi báo lỗ trong 6 tháng đầu năm 2022

Với lịch sử hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí với mã chứng khoán là PVD đã trở thành một trong những Tổng công ty hàng đầu trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

PVD là gì?

PVD là mã chứng khoán thuộc Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling). Mã chứng khoán của PV Drilling được chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 12/2006 với mã là PVD.

PVD, mã chứng khoán PVD, cổ phiếu PVD, tiềm năng mã PVD

Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở Xí nghiệp Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu khí biển (PTSC Offshore), PVD là đơn vị thành viên của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam. PVD được thành lập theo chiến lược của PetroVietnam nhằm tập trung vào xây dựng và phát triển công nghệ dầu khí.

Năm 2009, sát nhập Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Khoan Dầu khí với vốn điều lệ tăng lên 2.105 tỷ đồng. PVD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan dầu khí (ngoài khơi lẫn trên đất liền). PVD sở hữu 3 giàn khoan tự nâng là PV Drilling I, II, III, 1 giàn khoan đất liền và 1 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm.

PVD, mã chứng khoán PVD, cổ phiếu PVD, tiềm năng mã PVD

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của PVD

Theo báo cáo kết quả tài chính trong 6 tháng đầu năm 2022. PVD ghi nhận doanh thu đạt 2.659 tỷ đồng, tăng 60.8% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 148,63 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái lỗ 68,95 tỷ đồng.

PVD, mã chứng khoán PVD, cổ phiếu PVD, tiềm năng mã PVD

Lợi nhuận gộp tăng 66% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 77,4 Tỷ đồng lên 194,7 tỷ đồng. Tính đến 30 tháng 6 năm 2022, tổng tài sản của PVD tăng 0,1% so với đầu năm lến 20.786,7 tỷ đồng. Trong đó tài sản cố định đạt 13.755,6 tỷ đồng, chiếm 66,2% tổng tài sản, các khoản thu ngắn hạn đạt 2.432,7 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng tài sản, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.257,2 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản và các tài sản khác.

Tiềm năng chứng khoán PVD

Hiện nay, hiệu suất sử dụng dàn khoan tự động đang dần tăng trở lại nhờ nhu cầu được cải thiện. Theo HIS Markit, nhu cầu trung bình sử dụng dàn khoan từ động ở Đông Nam Á dự báo ở mức trùng bình là 35.1 giàn vào năm 2023, tăng nhẹ so với năm 2022. Sở dĩ tăng như vậy là vì nhu cầu hồi phục tại thị trường Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên trong khi cầu đang có xu hướng tăng thì nguồn cung lại khó tăng thêm trong thời gian ngắn hạn vì nhiều khả năng các giàn khoan ở khu vực Đông Nam Á có thể bị thắt chặt do nhiều giàn khoan đang được chuẩn bị để di chuyển đến khu vực Trung Đông. Giá thuê ngày dàn khoan tự nâng dự kiến sẽ tăng lên trên 70,000 USD kể từ cuối năm 2022 đây có thể được xem là một cơ hội lớn để PVD có thêm nhiều hợp đồng trong nhiều năm tới.

Ngoài ra với chuỗi dự án Lô B – Ô Môn dự kiến có thể là động lực tăng trưởng lớn cho PVD sắp tới. Vì theo tình hình chung các mỏ dầu mới được phát hạn tương đối hạn chế cho nên số lượng giếng khoan cũng đang ngày càng ít đi, cùng với đó thì các mỏ hiện tại cũng đang dần cạn kiệt. Và tính đến thời điểm này Lô B – Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần.

PVD, mã chứng khoán PVD, cổ phiếu PVD, tiềm năng mã PVD

Theo PVD, ước tính dự án Lô B – Ô Môn sẽ bổ sung khoảng 19,23 ỷ USD vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án, không chỉ vậy 4 nhà máy điện ô Môn với tổng công suất là 3.810MV sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai. Và mới đây nhất nhà mát nhiệt điện Ô Môn III đã được tỉnh Cần Thơ chấp thuận đầu tư vào đầu tháng 8 năm 2022. Đây là một động thái tích cực cho phần hạ nguồn của toàn bộ dự án Lô B. việc khởi công chuỗi dự án Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho PVD. Vì thế trong tương lai, mã chứng khoán của PVD cũng có tiềm năng tăng trưởng rất cao.

5/5 - (1 bình chọn)