Những điều cần biết về khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế là đồ dùng phổ biến trong y tế, ngoài ra thì với môi trường dịch bệnh hiện nay, khẩu trang y tế cũng được rất nhiều người quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên thì bởi vì có nhiều người chưa quá hiểu rõ về khẩu trang y tế, cho nên xuất hiện  một số thắc mắc và câu hỏi liên quan. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu, giải đáp các thắc mắc liên quan tới khẩu trang y tế.

Google Classroom – Tiện ích lớp học trực tuyến của Google
Cách kiểm tra imei iPhone và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
Giải đáp những thắc mắc liên quan tới VietJack

1. Khẩu trang y tế là gì?

Khẩu trang y tế có thể được hiểu giống như là mặt nạ phẫu thuật. Khẩu trang được sử dụng để bảo vệ cho người dùng bằng cách che phủ phần miệng và mũi. Ngoài ra thì trong môi trường y tế như là bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, phòng mổ… thì khẩu trang y tế còn giúp hạn chế hay ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, ngăn ngừa vi khuẩn từ mũi hoặc miệng người dùng ra ngoài môi trường.

Chính bởi những nguyên nhân trên, khẩu trang y tế thường được dùng bởi bác sĩ, y tá, bệnh nhân có sức đề kháng yếu. Thông qua điều này chúng ta hạn chế được tối đa tác động qua lại của vi khuẩn giữa con người và môi trường, môi trường và con người hay là lây chéo giữa nhiều người với nhau.

khẩu trang, khẩu trang y tế, khẩu trang phòng bệnh

2. Khẩu trang y tế làm bằng gì?

Không giống với những loại khẩu trang thông thường, khẩu trang y tế được làm từ vải không dệt. Nguyên nhân của điều này đó là so với vải dệt hoặc vải trơn khác thì vải không dệt sẽ mang lại khả năng ngăn chặn vi khuẩn, lọc không khí được tốt hơn. Trong y tế thì loại vải không dệt polypropylen được sử dụng nhiều nhất, mật độ của vải là ~25gram/m2. Trong trường hợp bởi một số lý do mà không thể dùng polypropylen thì polycarbonate, polystyrene, polyester và polyethylen sẽ được dùng thay thế.

Khả năng kháng khuẩn của những nguyên liệu trên tốt hơn so với thông thường, nguyên nhân bởi nhờ vào nguyên liệu là không dệt, thêm nữa thì khi sản xuất cấu trúc của vải tốt, mật độ gsm, hình dạng mắt cắt được tính toán phù hợp. Nói chung là khẩu trang y tế sẽ được làm từ vải không dệt polypropylen bởi bản thân nó đã có được khả năng kháng khuẩn, thậm chí nhiều vật dụng y tế khác trong bệnh viện cũng được làm từ loại vải này.

3. Khẩu trang y tế có cấu tạo như nào?

Khẩu trang y tế cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau như là 3 lớp hoặc 4 lớp. Tuy nhiên thì khẩu trang y tế 3 lớp thì rất phổ biến, Tùy theo từng đơn vị sản xuất thì thứ tự của những lớp khẩu trang có thể cũng khác nhau, tuy nhiên thì về cơ bản chúng ta sẽ có các lớp và thứ tự như sau:

  • Lớp 1: là lớp ngoài cùng, có khả năng chống nước nhằm giúp ngăn chặn dịch, chất nhầy, hạt nước xuyên thấu qua.
  • Lớp 2: là lớp ở giữa và có mật độ vải cao nhằm mang lại khả năng lọc khuẩn, đây chính là lớp dùng để lọc vi khuẩn, virus…
  • Lớp 3: là lớp ở trong cùng và có độ mềm tốt, có thể được tráng phân tử bạc để diệt khuẩn cũng như giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn.
khẩu trang, khẩu trang y tế, khẩu trang phòng bệnh

4. Khẩu trang y tế được tái sử dụng mấy lần?

Thông tin về số lần sử dụng của khẩu trang y tế luôn được in ở trên bao bì, cho nên các bạn có thể đọc và tìm hiểu để biết cụ thể hơn. Cụ thể hơn thì sẽ có hai loại khẩu trang y tế đó là sử dụng 1 lần và có thể tái sử dụng. Đối với loại khẩu trang sử dụng 1 lần thì không được phép tái sử dụng bởi không còn đảm bảo chất lượng, sau một lần dùng duy nhất cần phải được mang đi tiêu hủy.

Đối với loại khẩu trang y tế có thể tái sử dụng, bạn có thể đọc chi tiết số lần dùng ở trên bao bì. Thông thường thì nhiều người sẽ sử dụng cho tới khi khẩu trang bị tổn hại thì mới tiêu hủy. Bạn có thể dùng cho tới khi các lớp của khẩu trang bong ra, khẩu trang bị ướt, rách hoặc là đã cũ, không còn muốn sử dụng nữa.

Với khẩu trang có thể tái sử dụng, bạn vẫn chỉ nên dùng 3-5 lần hoặc là không quá 1 ngày, nguyên nhân là bởi sử dụng quá nhiều thì khẩu trang sẽ bị ẩm bởi hơi thở của bạn. Nếu khẩu trang bị ẩm thì virus và vi khuẩn sẽ có điều kiện xâm nhập, điều này là không tốt. Nếu khẩu trang y tế được làm từ vải kháng khuẩn, bạn vẫn có thể tái sử dụng dựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là khẩu trang y tế có thể giặt được bằng nước nóng.

5. Những ai nên dùng khẩu trang y tế?

Trường hợp sử dụng khẩu trang y tế phổ biến nhất đó là những nhân viên chăm sóc y tế, y tá, bệnh nhân, bác sĩ… làm việc trong môi trường bệnh viện. Lúc này khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, lây lan hoặc là lan truyền từ người này sang người khác, đảm bảo sức khỏe cho bất cứ người sử dụng nào.

khẩu trang, khẩu trang y tế, khẩu trang phòng bệnh

Tuy nhiên thì không giới hạn tại đó mà bất cứ ai có nhu cầu bảo vệ sức khỏe cũng có thể dùng khẩu trang y tế. Chính bởi vậy mà hiện nay mọi người đều dùng khẩu trang y tế cho mục đích bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại. Đặc biệt là khi dịch bệnh diễn ra thì khẩu trang y tế và nước rửa tay khô được dùng rất rộng rãi, điều này là nên thực hiện bởi đảm bảo được sức khỏe cho cả cộng đồng.

6. Những yếu tố đánh giá chất lượng khẩu trang là gì?

Để biết được khẩu trang y tế có tốt không, chúng ta sẽ cần phải thực hiện những thử nghiệm để đánh giá chất lượng, từ đó xếp hạng cho khẩu trang.

Khả năng lọc vi khuẩn

Sử dụng khí dung và bắn cùng với vi khuẩn tụ cầu vàng lên khẩu trang với tốc độ là ~28 lít/phút, sau đó thì mang khẩu trang đi làm xét nghiệm để biết được khẩu trang có thể ngăn chặn được bao nhiêu vi khuẩn.

Khả năng kháng lửa cháy

Việc kiểm tra khả năng kháng lửa hay kháng cháy sẽ giúp chúng ta biết được với vật liệu được dùng thì bao lâu khẩu trang sẽ bị cháy sau khi tiếp xúc với lửa. Khẩu trang y tế có khả năng kháng lửa cấp 1 mới đạt tiêu chuẩn sử dụng.

khẩu trang, khẩu trang y tế, khẩu trang phòng bệnh

Khả năng kháng hơi thở

Sử dụng máy bắn không khí và bắn vào khẩu trang trong phòng chuyên dụng để đạt được kết quả chính xác nhất. Sau khi thực hiện thì đo áp suất của không khí ở mặt trước và mặt sau của khẩu trang để biết được mức độ kháng thở.

Khả năng kháng giọt bắn

Thống kê các trường hợp có giọt bắn bắn vào khẩu trang trong khi sử dụng, sau đó sử dụng mẫu giọt bắn để thực hiện mô phỏng lại. Điều này giúp chúng ta biết được khả năng kháng lại các chất lỏng từ ngoài vào trong hoặc ngược lại của cả hai mặt khẩu trang.

Khả năng lọc bụi bẩn

Sử dụng những hạt nhỏ và phun vào khẩu trang, qua đó biết được khả năng lọc bụi bẩn của khẩu trang. Thông thường thì khẩu trang y tế sẽ có thể lọc được với kích thước chỉ từ 0,1 micromet trở lên.

Trên bài viết là giải đáp những thắc mắc, câu hỏi liên quan tới khẩu trang y tế, giúp các bạn hiểu và sử dụng khẩu trang y tế được đúng cách hơn, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Chúc các bạn mạnh khỏe.

Đánh giá bài viết này nhé!