Những điều cần biết trước khi ký kết hợp đồng lao động

Thực tế hiện nay khi ký kết hợp đồng lao động vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về văn bản pháp luật này. Nắm được rõ ràng những điều cần biết về hợp đồng lao động sẽ giúp các bạn đảm bảo được quyền lợi của mình trong mọi công việc. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về toàn bộ những điều cần biết về hợp đồng lao động.

Cách gõ 10 ngón phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng
Cách làm pizza tại nhà đơn giản nhất
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Có bắt buộc phải tham gia hay không?

1. Khái niệm hợp đồng lao động

Dựa theo luật lao động thì hợp đồng lao động là một sự thỏa thuận của đơn vị sử dụng lao động cùng với người lao động. Sự thỏa thuận này sẽ bao gồm quyền, nghĩa vụ, điều kiện và thù lao trong khi làm việc.

Hợp đồng lao động là một văn bản pháp lý, cũng có thể là hợp đồng giao kết bằng lời nói trong một số trường hợp đặc biệt. Hiện nay hợp đồng lao động được chia ra làm nhiều loại khác nhau.

HĐLĐ, hợp đồng lao động, thỏa thuận lao động

2. Phân loại hợp đồng lao động

Cũng dựa vào luật lao động thì hợp đồng lao động sẽ được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Những loại hợp đồng được phân chia dựa theo hình thức giao kết. Mỗi loại hợp đồng cũng sẽ có sự khác biệt về nghĩa vụ, trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng, thông tin bảo hiểm hoặc thời hạn của hợp đồng. Các loại hợp đồng lao động phổ biến nhất gồm:

  • Hợp đồng lao động có thời hạn cụ thể.
  • Hợp đồng lao động không có thời hạn cụ thể.
  • Hợp đồng lao động dựa theo mùa vụ nhất định không quá 12 tháng.
  • Hợp đồng lao động dựa theo công việc nhất định không quá 12 tháng.

3. Nội dung trong hợp đồng lao động

Nội dung của hợp đồng lao động có thể sẽ khác nhau tùy theo từng loại hoặc là điều kiện cụ thể, tuy nhiên dựa theo luật lao động thì một số thông tin bắt buộc cần phải có trong hợp đồng.

  • Họ và tên đầy đủ cùng địa chỉ của đại diện đơn vị sử dụng lao động.
  • Họ và tên đầy đủ cùng ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giới tính, số giấy tờ tùy thân của người lao động.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động.
  • Địa điểm và chi tiết về công việc cụ thể.
  • Hình thức trả lương, mức lương, thời gian trả lương, phụ cấp lương…
  • Các chế độ tăng/giảm lương hoặc bậc.
  • Cụ thể về thời gian lao động, thời gian nghỉ.
  • Các thông tin liên quan tới bảo hiểm đối với người lao động.
  • Vật dụng, đồ dùng, trang bị được bàn giao giữa các bên ký kết.
  • Thông tin về các gói bảo hiểm được chi trả.

Trên thực tế thì bởi vì không hiểu rõ về hợp đồng lao động cho nên nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị sử dụng người lao động khi soạn thảo văn bản hợp đồng thường sẽ mắc phải một số lỗi thiếu sót. Để đảm bảo được quyền lợi của người lao động thì các bạn nên đọc kỹ, kiểm tra lại toàn bộ các thông tin trong hợp đồng, đặc biệt là về thù lao, thỏa ước…

HĐLĐ, hợp đồng lao động, thỏa thuận lao động

4. Các giao kết hợp đồng lao động

Việc giao kết hợp đồng lao động của đơn vị sử dụng lao động với người lao động sẽ cần phải thực hiện bằng văn bản cụ thể. Đây là quy định đã được ghi rõ trong luật lao động, văn bản hợp đồng sẽ được chia ra làm 2 bản và mỗi bên giữ một bản. 

Trường hợp đặc biệt là những công việc cụ thể hoặc công việc thời vụ với thời gian lao động dưới 3 tháng thì hoạt động giao kết có thể được thực hiện thông qua lời nói.

5. Thẩm quyền giao kết

Đối với những tổ chức, doanh nghiệp, công ty hoặc đơn vị ký kết hợp đồng với người lao động thì sẽ cần phải có người đại diện đủ thẩm quyền theo luật doanh nghiệp hoặc là thông qua hoạt động ủy quyền. Dựa theo luật lao động thì đây là điều bắt buộc cần được thực hiện, không thể thay thế.

Trong trường hợp người thực hiện kết giao hoặc ký kết hợp đồng với người lao động không có đủ thẩm quyền thì hợp đồng sẽ không mang lại hiệu lực cho dù là đã được ký. Dựa theo luật lao động thì lúc này hợp đồng sẽ được xác định là vô hiệu toàn bộ.

6. Chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động có thể là đơn phương hoặc song phương, hợp pháp hoặc không hợp pháp. Cụ thể hơn thì việc chấm dứt hợp đồng bao gồm:

  • Hợp đồng lao động đã hết hạn.
  • Công việc trong hợp đồng đã được hoàn thành.
  • Song phương thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động có đủ điều kiện về độ tuổi hưởng lương.
  • Người lao động có đủ điều kiện về thời hạn bảo hiểm.
  • Người lao động bị kết án tử hình và có quyết định của tòa án.
  • Người lao động bị cấm thực hiện công việc trong hợp đồng theo bản án.
  • Người lao động tử vong và được tuyên bố bởi tòa án.
  • Người lao động mất năng lực hành vi dân sự được tuyên bố bởi tòa án.
  • Người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật.
  • Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng đơn phương.
  • Người sử dụng lao động mất tích hoặc là đã tử vong.
  • Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng đơn phương.
  • Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động liên quan tới công việc.
  • Người sử dụng lao động thực hiện thay đổi cơ cấu hoạt động và chấm dứt hợp đồng.
HĐLĐ, hợp đồng lao động, thỏa thuận lao động

7. Phân biệt hợp đồng lao động với các hợp đồng tương tự

Hiện nay có rất nhiều hợp đồng khác ngoài hợp đồng lao động, tuy nhiên thì tương tự, gần giống và thường bị nhầm lẫn nhất đó chính là hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng cộng tác viên.

Hợp đồng làm việc
Trong khi hợp đồng lao động có chủ thể là đơn vị sử dụng lao động cùng với người lao động, thì hợp đồng làm việc lại có chủ thể là người đứng đầu của đơn vị công lập hoặc là viên chức.

Hợp đồng cộng tác viên
Hợp đồng lao động bản chất chính là một thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị thuê mình về mức lương, công việc cụ thể, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên. Tuy nhiên hợp đồng cộng tác viên thì lại là một dạng hợp đồng dịch vụ dân sự. Đây là thỏa thuận của các bên mà phía sử dụng dịch vụ sẽ phải trả tiền cho bên cung cấp dịch vụ để thực hiện công việc.

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết trước khi thực hiện ký kết hoặc giao kết hợp đồng lao động. Hãy nắm thật rõ những thông tin này nhằm đảm bảo được quyền lợi của mình được tốt hơn. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết này nhé!