Xông mũi họng là một trong những biện pháp dân gian giúp phòng bệnh và chữa bệnh một cách hiệu quả. Vậy bạn đã biết cách xông mũi họng an toàn hay chưa? Sau đây, Tung Tăng sẽ hướng dẫn bạn cách xông mũi họng đúng cách.
Mục lục:
Xông hơi là gì?
Xông hơi là phương pháp có từ rất lâu đời của dân gian. Phương pháp này là sự kết hợp giữa nhiệt với các dược liệu thúc đẩy tăng tiết mồ hôi qua các lỗ chân lông, có tác dụng đẩy các nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể giúp giải cảm, hạ sốt đồng thời còn hỗ trợ hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể.
Có nên xông mũi họng hay không?
Trong các trường hợp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm đường hô hấp do vi khuẩn, virus,… thì việc xông mũi họng bằng các loại thảo dược để làm sạch và thông thoáng đường hô hấp là việc làm giúp giảm các triệu chứng như chảy mũi, ngạt mũi, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngày nay, cách làm này được các bệnh nhân nhiễm COVID áp dụng khá nhiều. Tuy nhiên, việc xông mũi, họng với các loại thảo dược chỉ có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, giảm nhẹ các triệu chứng và là một phương pháp giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Không nên lạm dụng việc xông hơi bởi nó dễ làm tổn thương niêm mạc, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây nhiễm bên ngoài.
Không nên xông hơi nếu không sốt cao, đặc biệt với những người sốt không ra mồ hôi thì không được xông sẽ làm cho bệnh trở nặng hơn.
Xông hơi không có tác dụng điều trị COVID, nó chỉ giúp cho các triệu chứng nhẹ hơn, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Cách xông mũi họng an toàn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau sả, chanh, bạc hà, gừng, tỏi, lá bưởi, tràm gió, tía tô,… hoặc các loại tinh dầu của các loại dược liệu trên, nên sử dụng các loại tinh dầu đã được cấp phép lưu hành. Tùy theo điều kiện, nhu cầu và diện tích phòng mà bạn có thể sử dụng một loại hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.
Cách thực hiện
Cho dược liệu vào ồi, đun ngập nước cho đến khi sôi lăn tăn. Trong quá trình đun nhớ đậy nắp nồi. Sau khi đun xong, để nồi ở nơi thuận tiện, thoáng đãng, lấy khăn trùm qua đầu, đưa mặt vào gần nồi xông để xông mũi, họng. Trong quá trình xông cần mở nắp nồi nước từ từ, hít vào thật chậm bằng đường mũi sau đó thở ra bằng đường miệng. Hơi nước không được thoát ra khỏi khăn. Sau khi xông cần lau khô, giữ ấm cơ thể tránh tiếp xúc với gió.
Thời gian thực hiện khoảng 10 đến 15 phút, mỗi ngày làm một lần.
Tinh dầu chứa trong các loại lá cây cũng có tính sát trùng và làm thồn mũi họng, với cách làm này ngoài việc có thể chữa viêm nhiễm còn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài cách xông truyền thống trên, bạn còn có thể sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi hong, để xịt mũi họng, xúc họng, xông họng nhằm làm sách đường hô hấp.
Một số lưu ý khi xông
– Nên giữ khoảng cách khi xông, không nên để sát phần niêm mạc quá vì có thể gây ra bỏng rát niêm mặc mũi họng
– Thời gian xông chỉ nên từ 10 đến 15 phút, không nên lạm dụng xông quá lâu
– Không nên xông các loại tinh dầu, thảo dược có tính cay như dầu nóng, tỏi, dầu gió vì nguy cơ bỏng rát đường hô hấp, cay mắt cao.
– Không nên mua các loại tinh dầu chứa hóa chất, nên sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên.
– Nên xông hơi ở nơi kín gió
– Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay.
– Với trẻ em, người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể cần có người theo dõi sát sao khi xông.
– Sau khi xông, có thể dùng nước xông pha thêm một ít muối loãng để súc họng.