Những cách tăng độ sáng màn hình trên Windows 10 đơn giản

Bạn đã biết cách tăng độ sáng màn hình trên windows 10 chưa? Tăng giảm hoặc điều chỉnh độ sáng sẽ giúp cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, bảo vệ được cho đôi mắt của mình. Hãy cùng tìm hiểu về những cách khác nhau để thay đổi độ sáng màn hình khi sử dụng windows 10 ngay nào.

Cách trồng dưa lưới và chăm sóc giúp quả ngon giòn hơn
Cách bơm gas cho máy lạnh tại nhà đơn giản nhất
Dưỡng da mặt tại nhà hiệu quả với sữa tươi

1. Sử dụng các phím

Đa số bàn phím laptop hiện nay đều có thiết kế những phím tắt nhằm giúp tùy chỉnh được độ sáng của màn hình được nhanh chóng hơn. Đối với laptop thì bạn sẽ cần phải sử dụng phím “Fn” cùng với những phím khác. Ví dụ laptop ThinkPad thì sẽ là Fn + F5/F6, còn đối với laptop Acer thì sẽ là Fn + mũi tên trái/phải. Tuy nhiên bạn sẽ cần cài đặt driver đầy đủ để sử dụng tính năng này.

Đối với màn hình PC thì bạn sẽ phải thông qua những phím có ở trên màn hình. Các màn hình thường sẽ thiết kế để các nút tùy chọn điều chỉnh ở bên dưới hoặc là bên cạnh. Bạn có thể thông qua những phím đó để mở menu, tìm tới phần điều chỉnh độ sáng, thực hiện tăng giảm như mong muốn. Ngoài ra cũng có thể điều chỉnh độ tương phản, màu sắc…

tăng độ sáng màn hình, cách tăng độ sáng màn hình, tăng giảm độ sáng màn hình

2. Sử dụng Action Center

Bước 1: nhấp chuột vào biểu tượng Action Center ở góc dưới tay phải màn hình để ở bảng Action Center.
Bước 2: trong bảng hiện ra, hãy tìm tới phần tile brightness, thông qua đó thực hiện tăng hoặc là giảm độ sáng của màn hình.

Trong trường hợp không tìm thấy title brightness thì bạn hãy click vào Expand (mở rộng) để có thể tìm được. Thông thường hiện nay thì phần điều chỉnh ánh sáng màn hình của Action Center sẽ nằm ở dưới cùng của các tính năng khác. Để tăng giảm độ sáng thì bạn chỉ cần kéo thanh trượt sang các bên trái/phải là được.

3. Sử dụng cài đặt

Bạn có thể thông qua cài đặt của máy tính để điều chỉnh độ sáng màn hình bằng cách mở setting lên (phím tắt: Windows + I). Lúc này hãy tìm đến mục System và lựa chọn Display. Trong bảng hiện ra sẽ có phần Brightness and color, bạn cũng chỉ cần sử dụng chuột để kéo thả thanh trượt nhằm điều chỉnh độ sáng của màn cho tới khi nào phù hợp thì thả ra là xong.

Nếu như bạn không thấy có thanh trượt, hãy sử dụng giải pháp thay thế là dùng các phím ở màn hình hoặc là cập nhật driver để đảm bảo máy tính hoạt động đủ tính năng. Để cập nhật driver thì bạn có thể lên mạng để tải về, sau đó cài đặt ra và reset lại máy tính một lần.

4. Sử dụng Control Panel

Tùy thuộc vào trạng thái màn hình đang sạc hay dùng pin để sử dụng mà bạn có thể thay đổi độ sáng màn hình cho phù hợp và tiết kiệm điện năng hơn. Máy tính càng sáng thì điện tiêu tốn càng nhiều, để thay đổi bạn hãy mở control panel lên bằng cách ấn Windows + R hoặc Windows + S, sau đó gõ “Control Panel” rồi ấn Enter. Lúc này thì bảng Control Panel sẽ hiện lên trước mắt bạn.

Lúc này chúng ta cần tìm đến phần Hardware and Sound, sau đó lựa chọn Power Options, trong đó có mục Change plan settings, lựa chọn mục này bạn sẽ thấy được có một thanh trượt giúp tăng giảm độ sáng cho màn hình dựa theo trạng thái hoạt động của máy tính. Bạn có thể điều chỉnh độ sáng cho màn hình khi đang sạc, đang dùng pin… tùy theo nhu cầu cá nhân.

tăng độ sáng màn hình, cách tăng độ sáng màn hình, tăng giảm độ sáng màn hình

5. Sử dụng Mobility Center

Buổi tối, khi bật máy tính để nghe nhạc giúp ngủ ngon hơn nhưng nếu để màn hình quá sáng thì làm sao mà ngủ nổi phải không nào? Vậy thì lúc này chúng ta sẽ sử dụng Windows Mobility Center để giúp tăng hoặc giảm độ sáng đi sao cho phù hợp nhất.

Bước 1: mở thanh tìm kiếm hoặc là sử dụng phím tắt Windows + S và tìm kiếm “Mobility Center”.
Bước 2: nhấp chuột để mở hoặc ấn Enter để mở được Windows Mobility Center ra.
Bước 3: thực hiện thay đổi độ sáng màn hình ở thanh trượt tại phần Display brightness.

6. Tính năng tự động

Windows 10 có một tính năng giúp tự động thay đổi độ sáng màn hình, qua đó tiết kiệm pin và đảm bảo tuổi thọ sử dụng cho pin cùng máy tính được lâu dài hơn. Để có thể kích hoạt tính năng này thì bạn hãy mở setting hoặc dùng phím tắt Windows + I, tìm đến phần System và lựa chọn Battery. Trong bảng hiện ra, khi kéo xuống dưới bạn sẽ thấy được Battery saver setting.

Trong bảng mới hiện ra, bạn hãy nhấp chuột tích vào Turn battery saver on automatically if my battery falls below để kích hoạt tính năng tự động thay đổi độ sáng. Bạn cũng có thể cài đặt phần trăm pin hạn mức để việc tự động được thực hiện. Sau khi hoàn tất thì hãy nhấp chuột tích vào phần Lower screen brightness while in battery saver.

7. Tính năng tương thích

Đây cũng là một tính năng tự động khác, tuy nhiên nó không hoạt động phụ thuộc vào dung lượng pin mà tùy vào cường độ ánh sáng xung quanh. Dựa theo môi trường mà ánh sáng màn hình sẽ thay đổi để phù hợp với người dùng, tuy nhiên thiết bị của bạn cần phải có cảm biến ánh sáng mới giúp tính năng hoạt động tốt.

Để bật tính năng tương thích, bạn cũng mở setting hoặc là dùng phím tắt Windows + I, tìm đến mục Settings và lựa chọn phần Display. Trong trường hợp thiết bị của bạn có cảm biến thì bạn sẽ thấy phần Change brightness automatically when lighting changes, việc của bạn lúc này là đánh dấu tích vào để bật nó lên mà thôi.

tăng độ sáng màn hình, cách tăng độ sáng màn hình, tăng giảm độ sáng màn hình

8. Sử dụng shortcut

Chúng ta sẽ có 2 loại shortcut giúp thay đổi được độ sáng trên màn hình của Windows 10.
Shortcut 1: bạn có thể lên mạng, tìm kiếm những phần mềm có khả năng thay đổi độ sáng của màn hình, sau đó download về để cài đặt. Khi đã cài đặt xong thì sẽ có hai trường hợp khi chạy phần mềm đó là shortcut ở ngay trên màn hình máy tính hoặc là có icon ở bên dưới tray icon
Shortcut 2: bạn hãy mở Action Center lên và lựa chọn icon Brightness để thay đổi độ sáng của màn hình. Nếu như trong Action Center chưa có icon của tính năng này thì hãy thêm nó vào bằng cách lựa chọn Edit your quick actions, tìm đến icon Brightness để add nó vào là xong.

Trên đây là những cách tăng độ sáng màn hình trên Windows 10 khác nhau, giúp bạn có thể lựa chọn và áp dụng tùy theo sở thích hoặc là loại hình máy tính của mình. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết này nhé!