Phân loại chuột hamster và hướng dẫn chi tiết cách nuôi chuột hamster 2022

Chuột hamster hiện đang là một trong những loại thú cưng được nuôi dưỡng nhiều nhất hiện nay. Ngoài sự hiền lành, đáng yêu của chúng thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng loại thú cưng này không mất quá nhiều thời gian cũng như là chi phí. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chuột hamster đúng cách. Vì thế hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tung Tăng để biết cách nuôi chuột hamster một cách chi tiết nhất.

Phân loại các loài chuột Hamster

Tạ Việt Nam có 4 loại chuột hamster dưới đây là phổ biến.

Chuột Hamster Roborovski

Chuột Roborovski hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là chuột Robo, là loại nhỏ nhất và cũng sạch sẽ nhất trong các dòng chuột hamster, chỉ khoảng 4-5cm và nặng khoảng 45-50g ở con trưởng thành. Tuy nhỏ bé là vậy nhưng chuột Robo lại rất năng động, ngủ ít, thích chơi đùa, với những người bạn mới Robo lại khá nhút nhá và hay bị giật mình. Robo sẽ lăn đùng ra giả chst nếu như cảm thấy chúng bị đe dọa.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Chuột Hamster Bear

Hamster Bear là giống chuột hamster có kích thước khá lớn, chúng thường dài khoảng 15cm và nặng khoảng 150-200g đối với con trưởng thành. Đây là loại chuột khá được yêu thích, chúng sở hữu ngoại hình mập mạp, đáng yêu, rất dễ nuôi và cực kỳ thân thiện. Tuy nhiên hamster Bear khá hung hăng và hiếu chiến, vì thế bạn nên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định nuôi chúng chung với các loại Bear với nhau hay loài hamster khác.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Chuột Hamster Winter White

So với các dòng hamster khách thì Winter White có ngoại hình khác biệt. Chúng thường có kích thước khoảng 10cm và nặng từ 80-120g. Winter White có khuôn mặt nhọn, ngoại hình thon gọn và cực kỳ hiền lành, hòa đồng. Loài hamster này có lông màu trắng tuy nhiên màu sắc của lông sẽ thay đổi đậm nhạt theo mùa.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Chuột Hamster Campbell

Chuột hamster Campbell có màu sắc giống với Winter White, tuy nhiên dòng chuột này có cái mũi nhọn, đội tai to và ít lông hơn Winter White nên cũng rất dễ phân biệt. Campbell có kích thước khoảng 4.5-5cm, và nặng khoảng 20-25g. Chúng khá hiếu chiến và thường hay tấn công, đe dọa khi đồng loại khác lại gần.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Cách nuôi và chăm sóc chuột Hamster

Thức ăn cho chuột Hamster

Chuột Hamster là loài gậm nhấm, ăn tạp nên khẩu phần ăn của chúng cũng cực kỳ đơn giản. Với dòng chuột này bạn nên cho chúng ăn khẩu phần ăn chính là các loại hạt, ngũ cốc như hạt bí, hạt dẻ, hạt kê, hạt ngô,… Bạn có thể dễ dàng mua được các loại hạt này tại cửa hàng thú cưng.

Ngoài khẩu phần ăn chính là các loại hạt ra thì bạn nên cho chúng ăn thêm một số loại rau củ để bổ sung thêm vitamin và chất xơ, một số thức ăn bạn cần mua thêm để có thể chăm sóc tốt một bé chuột hamster như bánh mài răng, pho mát, sữa chua, trứng luột,… Đồng thời khoảng 3 ngày 1 lần nên cho các bé chuột hamster ăn các loại rau xanh như bông cải xanh dưa leo bỏ vỏ và hạt, súp lơ, cà rốt,…

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Khi chăm sóc chuột Hamster bạn không nên cho chuột ăn thịt tươi hay các sản phẩm từ thịt bởi sẽ khiến chúng hung hăng và ăn cả thịt đồng loiaj nếu khi bị bỏ đói. Trong quá trình nuôi bạn nên tạo một thói quen ăn uống cố định cho hamster, mỗi ngày nên cho hamster ăn vào 2 buổi mỗi ngày và cố định giờ để chúng tạo thói quen ăn uống.

Nơi ở của chuột hamster

Bạn nên nuôi chuột hamster trong những lồng đủ lớn, kín và dễ dàng dọn dẹp, nên chọn các lồng nhựa, lồng thanh thép hoặc dạng lồng nửa thép nửa nhựa, không nên sử dụng các lồng gỗ để nuôi chuột hamster vì rất dễ bị chúng gặm mất.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Một việc quan trọng nữa bạn cũng nên lót ổ cho chúng. Bạn có thể sử dụng mùn cưa nén hoặt cát để làm lớp lót ổ cho hamster. Về lớp lót ổ này bạn cần thay chúng thường xuyên để tránh gây ẩm mốc và ô nhiễm nơi sinh sông của chúng. Đặc biệt hầu như các loại hamster đều rất năng động cho nên bạn nên mua thêm để chơi, lồng chạy đặt vào nơi ở của chúng để chúng có thể vận động, vui chơi thoải mái.

Phòng bệnh

Chuột hamster là một loại động vật nhỏ, nên trong quá trình nuôi dưỡng cần chú ý chăm soc hamster một cách kỹ càng, thận trọng. Bởi nếu hamser không may bị nhiễm bệnh thì chúng sẽ bị ảnh hưởng khá nhanh. Hamster hay bị tiêu chảy, đau dạ dày, ướt đuôi, rụng lông, hắt hơi,.. bạn cần chú ý tới các biểu hiện bất thường này của chúng để có thể đưa ra các biện pháp phồng, chữa bệnh kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu của các loại bệnh này là do thức ăn không tốt, nhiễm trùng hoặc viêm phổi. Cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn của chúng, luôn giữ ấm cho chúng và cung cấp nước uống đầy đủ. Hơn thế nữa, hamster cũng có thể bị stress, cảm lạnh nếu bạn không chăm sóc chu đáo.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster

Sinh sản

Một bé chuột hamster khi đạt 2 tháng tuổi là đã có thể bắt đầu sinh sản. Thông thường thai kì của chúng thường kéo dài từ 15-30 ngày, chuột hamster có thể sinh để khoảng 8 đợt trong suốt một vòng đời của mình. Tuy nhiên việc sinh sản của hamster lại cô cùng cực nhọc, nếu bạn quyết định cho chuột hamster sinh sản thì cần cân nhắc kỹ lường và thực hiện nó một cách kỹ càng, cẩn thận. Nếu bạn bắt chúng sinh sản quá sức chịu đựng thì sẽ khiến cho những chú chuột bố mẹ vất vả, chuột con khi sinh ra cũng sẽ rất yếu và có thế chết bất cứ lúc nào và bất cư đâu. Vì thế vấn đề sinh sản của hamster là một vấn đề bạn cần suy nghĩ cực kỳ nghiêm túc trong quá trình nuôi dưỡng chúng.

cách nuôi chuột hamster, chuột hamster, thức ăn chuột hamster, cách chăm sóc chuột hamster
Đánh giá bài viết này nhé!