Caramen không còn là món ăn quá xa lạ với từng gia đình. Chỉ với những nguyên liệu rất đơn giản từ trứng gà, sữa tươi, đường,… là bạn đã có thể làm nên những hộp caramen mềm thơm béo ngậy. Tuy nhiên cách làm caramen chuẩn vị, mềm mịn và không bị rỗ mặt bánh không phải là điều mà ai cũng biết. Dưới đây, Blog Tung Tăng sẽ giới thiệu đến bạn những cách làm caramen cực kỳ đơn giản, thành công ngay từ lần đầu tiên.
Cho đường cát trắng vào nồi hoặc chảo, đun lửa nhỏ vừa và lưu ý không dùng đũa hay thìa khuấy phần đường. Khi đường tan hẳn thì dùng đũa khuấy đều, đun đến khi chuyển dần sang màu cánh gián và sền sệt. vắt 1/2 quả chanh vào phần caramen vừa đun để tránh caramen bị kết dính, cứng lại.
Đổ đều phần caramen vừa đun vào đáy các hũ nhựa, hũ thuỷ tinh đã chuẩn bị trước đó.
Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp trứng sữa
Tách bỏ riêng phần lòng đỏ và lòng trắng trứng gà, chỉ lấy phần lòng đỏ trứng. Tiếp theo, trộn đều phần lòng đỏ trứng với 100g đường và tiếp tục cho 500g sữa tươi không đường vào khuấy đều. Trong quá trình làm nên chú ý khuấy đều tay, khuấy theo một chiều để tránh cho hỗn hợp bị nổi bọt vì đây chính là nguyên nhân khiến cho bánh bị rỗ, sau khi hấp sẽ không được đẹp.
Sử dụng rây để lọc phần hỗn hợp trứng sữa vừa xong, loại bỏ đi phần lòng trắng trứng còn sót lại. Cách làm này sẽ giúp bánh sau khi hấp sẽ mịn hơn, đẹp mắt và ngon hơn.
Bước 3: Cho hỗn hợp vào hũ
Sau khi phần caramen trong hũ cứng lại. Bạn tiến hành đổ hỗn hợp trứng sữa vào từng hũ đựng caramen. Sau khi đổ xong nếu thấy hỗn hợp có bọt khí thì dùng tăm đâm thủng bọt khí hoặc thìa để vớt ra.
Đậy nắp kín các hũ và tiến hành cho vào nồi hấp để hấp. Xếp các hũ ngay ngắn, tránh bị đổ trong quá trình hấp. Nếu bạn có lò nướng thì có thể sử dụng lò nướng thay nồi hấp.
Bước 4: Hấp caramen
Hấp bánh với lửa vừa trong vòng 10 phút. Để xem caramen đã chín hay chưa, bạn có thể dùng tăm xiên thử phần bánh, nếu tăm không có dính bánh thì caramen đã chín. Lấy ra để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Các lỗi thường gặp khi làm caramen
Bánh Flan không đông: Đây là lỗi cơ bản thường gặp khi làm caramen. Lỗi này là do tỉ lệ trứng và sữa chưa phù hợp (thường là do quá nhiều sữa). Bạn cần chú ý cân đong chính xác và làm theo đúng chỉ dẫn của công thức. Hoặc cũng có thể là do nhiệt độ nướng/ hấp quá thấp hoặc thời gian chưa đủ dài để bánh chín hẳn.
Bánh Flan bị rỗ mặt: Lỗi này thường gặp với phương pháp hấp cách thuỷ do hơi nước bốc lên và đọng lại ở nắp vung nồi rồi nhỏ xuống gây rỗ bề mặt bánh Flan.
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch và thấm nước tốt phủ lên bề mặt của miệng nồi để hứng nước đọng ở khắp nồi hấp. Ngoài ra, cách khoảng 10 đến 15 phút bạn mở vung để lau sạch nước đọng. Ngoài ra, bạn có thể đậy nắp hoặc bọc khuôn Flan bằng nilong thực tẩm, giấy bạc,… Chú ý khi đậy nắp hoặc bọc khuôn Flan thì cần bọc kín bởi nếu hở hơi nước thì vẫn còn đọng lên những tấm nắp đậy này.
Bánh Flan bị rỗ đáy hoặc rỗ bên trong bánh: Lỗi này có thể gặp ở cả hai phương pháp nướng và hấp cách thuỷ, thông thường là do nhiệt độ quá cao làm cho hỗ hợp trứng và sữa sôi tạo tổ ong.
Để khắc phục lỗi này, bạn nên để đúng nhiệt độ quy định. Với phương pháp hấp, nên đặt bếp ở mức nhỏ hoặc vừa đủ cho nước trong nồi sôi lăn tăn. Với phương pháp hấp cách thuỷ, nhiệt độ lý tưởng thường ở mức 150 – 1700 độ C tuỳ từng lò. Thời gian nướng hay hấp cách thuỷ tuỳ thuộc vào kích thước của khuôn. Những khuôn có thành cao sẽ nướng lâu hơn thành thấp.
Chất liệu của khuôn hoặc chất liệu khay đặt khuôn đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khuôn kim loại dẫ nhiệt tốt hơn khuôn sứ nên nếu bạn sử dụng khuôn kim loại thì nên bọc thêm một lớp giấy bạc ở ngoài thành khuôn để giúp giảm nhiệt truyền vào khuôn.
Với phương pháp nướng cách thuỷ, bạn không nên dùng khay kèm với lò nướng vì khay này tiếp xúc với thành lò cho nên nhiệt sẽ cao hơn, dễ làm cho caramen bị rỗ. Bạn có thể đặt thêm một chiếc khăn ở đáy khay dể giúp cho nhiệt tiếp xúc với đáy khuôn thấp hơn, tránh cho flan bị sôi và rỗ đáy.
Với phương pháp hấp cách thuỷ, bạn nên sử dụng nồi hấp hai tằng hoặc từng xửng hấp. Không nên đặt khuôn caramen trực tiếp vào nồi, để cho đáy khuôn tiếp xúc với đáy nồi, nhiệt tại đáy khuôn sẽ bị quá cao và làm cho caramen bị sôi và rỗ đáy.
Caramen bị phồng, nứt mặt bánh hoặc có một lớp váng khô
Đây có thể là lỗi do quá trình trộn trứng sữa chưa được đều hoặc nhiệt nướng ở nhiệt độ quá cao. Có thể khắc phục bằng cách hạ thấp khay nướng, giảm nhỏ lửa trên hoặc chỉ nướng lửa dưới trong thời gian đầu rồi mới chỉnh hai lửa.
Kẹo Nougat hay tên gọi khác là kẹo hạnh phúc có hương vị cực kỳ hấp dẫn bởi vị ngọt thơm của sữa và các loại hạt được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Dưới đây, Tung Tăng xin chia sẻ với các bạn 2 cách làm kẹo nougat với nguyên liệu đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Đầu tiên, bạn cần tạo hỗn hợp kẹo sữa bằng cách bắt lên bếp một chiếc chảo, bật lửa cho đến khi chảo nóng thì cho bơ lạt vào, đun cho đến khi bơ tan hết.
Tiếp theo cho thêm 240g marshmallow vào, đảo đều theo chiều kim đồng hồ là được.
Tiếp tục, bạn cho tiếp sữa bột vào khi hỗn hợp trên đã đều nhau.
Bước 2:
Kế tiếp, cho các loại hạt mà bạn yêu thích vào kẹo. Tiếp tục đun và khuấy đều hỗn hợp với lửa nhỏ. Khi hỗn hợp đã được se lại thì tắt bếp.
Lưu ý, bạn nên nấu hỗn hợp trong vòng 7 phút trở lại, để lửa nhỏ để kẹo được thành công và đẹp mắt hơn.
Bước 3:
Cho kẹo ra khay và cắt thành hình dáng đẹp mắt tùy ý. Lưu ý, khay cần chuẩn bị là khay chống dính và có phủ 1 lớp giấy nến lên phía trên.
Khi đổ ra khay, bạn nên phủ thêm 1 lớp giấy nến lên trên mặt và miết cho bề mặt kẹo được phẳng (bạn cũng có thể sử dụng cây lăn để kẹo được miết đẹp mắt hơn).
Bạn có thể bảo quản kẹo trong tủ lạnh trong vòng 1 tiếng để kẹo được cứng lại. Sau đó dùng dao cắt theo hình dạng theo ý muốn.
Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành nấu mạch nha làm kẹo bằng cách cho muối, đường, mạch nha vào nồi đun (lưu ý nên để lửa nhỏ). Bạn nên khuấy đều tay, đun đến khi mạch nha đạt đến 140 độ C.
Bước 2: Tiến hành đánh lòng trắng trứng, cho lòng trắng trứng vào tô lớn, thêm 10g đường và đánh cho đến khi lòng trắng trứng bông cứng.
Bước 3:
Tiếp theo, bạn đổ hỗn hợp mạch nha đã nấu vào lòng trắng trứng, bạn nên đổ từ từ vào lòng trắng trứng. Tiếp tục dùng máy đánh trứng đánh đều hỗn hợp.
Tiếp đến, khi hỗn hợp đã đều nhau, bạn cho bơ lạt vào.
Bước 4: Kế tiếp, bạn trộn đều bột sữa và các loại hạt lại với nhau, đảo đều tay.
Bước 5: Tương tự, đổ hỗn hợp ra khay chống dính có phủ sẵn lớp giấy nến. Cuối cùng, dùng tay miết đều kẹo hoặc lấy cây lăn nén phẳng kẹo. Khi kẹo nguội bạn cắt theo hình dáng và kích cỡ theo ý muốn là hoàn thành.
Giờ đây, bất cứ ai cũng có thể làm mứt từ vỏ cam với các bước cực kỳ đơn giản để có thể chuẩn bị cho mâm bánh kẹo trong những dịp Tết đến. Dưới đây, Tung Tăng xin chia sẻ cho các bạn cách làm mứt vỏ cam cực kỳ đơn giản dành cho các chị em phụ nữ.
Tác dụng của mứt vỏ cam
Theo nghiên cứu, trong vỏ của quả cam có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, cụ thể như:
Đầu tiên, bạn cần phải rửa sạch cam, sau đó lau khô và tách múi cam và vỏ cam riêng, tiếp tục thái vỏ thành từng miếng dài. Nếu muốn miếng mứt trông đẹp mắt hơn, bạn cũng có thể dùng dao răng cưa để thái vỏ.
Bước 2: Bước này vô cùng quan trọng vì có thể loại bỏ vị đắng của vỏ cam. Bạn thực hiện bằng cách cho vỏ cam vào nồi nước lạnh, lưu ý nước phải ngậm vỏ cam. Bắt lên bếp và đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn vớt vỏ cam ra rổ để ráo, rồi xả bằng nước lạnh.
Tương tự, tiếp tục đun vỏ cam và xả nước lạnh thêm 2 – 3 lần để vỏ cam không bị đắng.
Bước 3: Tiếp theo, tiến hành ngâm vỏ cam bằng cách pha với nước muối loãng và ngâm vỏ qua đêm. Sau đó, vớt vỏ cam ra, xả nước lạnh và để cho ráo.
Bước 4: Ướp vỏ cam với đường bằng cách cho vỏ cam vào đường và xóc đều, sau đó ướp trong vòng 4 đến 6 tiếng để vỏ cam được ngấm và đường được tan ra.
Bước 5: Tiếp tục đem vỏ cam đã ngâm đường đi nấu, bạn cho vào nồi một nước lạnh ngập vỏ cam. Sau đó đun với mức lửa nhỏ cho đến khi vỏ cam chuyển sang màu trong là hoàn thành.
Bước 6: Sấy vỏ cam, sau khi vỏ cam đã chuyển sang màu trong, bạn có thể sấy ở nhiệt độ 100 – 110 độ khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể hong khô trên giá khoảng 2 ngày cho vỏ cam được khô nếu bạn không có lò sấy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lăn miếng mứt qua đường để vỏ cam nhanh khô hơn nếu tùy theo sở thích của bạn nhé!
Tết Nguyên Đán – dịp mà mọi người trong gia đình đoàn tụ và dành thời gian bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Do đó, trong những ngày đầu xuân mỗi nhà đều chuẩn bị một mâm cơm đầy đủ và thịnh soạn những món ngon ngày Tết với mong ước năm mới ấm no, hạnh phúc. Dưới đây, Tung Tăng xin tổng hợp 10 món ăn không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về.
10 món ngon ngày Tết không thể thiếu trong những ngày đầu xuân
Bánh chưng
Đã từ lâu, bánh chưng là một món ăn có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thế nên, trong những dịp Tết như thế này, bánh chưng là món không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là người miền Bắc. Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, là loại bánh được dùng để thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp dẻo, kết hợp vị cay nhẹ của tiêu, mùi thơm của đậu xanh và thịt lợn béo ngậy. Bánh được gói bằng lá dong và khéo léo tạo dáng hình vuông, sau đó buộc chặt bằng lạc và luộc trong vòng 8 đến 10 giờ đồng hồ.
Thịt gà luộc
Trong mâm cơm của người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, thịt gà hay gà luộc là món không thể thiếu. Thịt gà có vị ngọt ăn kèm với lá chanh, chấm thêm muối tiêu chanh đem lại một hương vị rất đặc biệt.
Thịt kho tàu
Không thể không nhắc đến món thịt kho tàu, một trong những món ngon ngày Tết nổi tiếng nhất, đặc biệt là người dân miền Nam. Thường người ta sẽ chế biến bằng nước dừa để thịt ngọt và ngấm vị hơn.
Dưa hành
Đi kèm với bánh chưng sẽ là món hành muối chua, thường được nhiều người sử dụng trong những ngày Tết. Món dưa hành có vị chua chua và cay nhẹ của ớt, thường sẽ ăn kèm với món bánh chưng hoặc thịt đông, trở thành món chống ngán hữu hiệu nhất trong những ngày Tết.
Bánh tét
Bánh tét, món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam nói chung và người miền Trung nói riêng. Bánh được chế biến với nguyên liệu khá giống với bánh chưng nhưng được gói bằng lá chuối thay vì lá dong như bánh chưng. Bán được gọi lại thành từng đòn hình trụ, bên ngoài đẹp mắt bên trong mang hương vị hấp dẫn.
Lạp xưởng
Tiếp theo, lạp xưởng là một trong những món phổ biến đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là với người dân miền Nam.
Lạp xưởng được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể nướng, luộc, chiên,… Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, lạp xưởng là món ăn thường xuất hiện nhiều trong mâm cơm của mỗi gia đình với rất nhiều loại khác nhau như lạp xưởng cá, tôm, nạc, tươi,…
Canh khổ qua nhồi thịt
Với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn trong năm qua, người ta thường chọn món canh khổ qua nhồi thịt để thưởng thức vào những ngày Tết. Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là một trong những nhóm ăn món bổ dưỡng giúp giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết. Thế nên nhiều gia đình lựa chọn món canh này như một bài thuốc để thanh lọc cơ thể thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả.
Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là món ăn phổ biến nhất, đặt biệt là các tính miền trung. Món được chế biến từng nước mắm. Nguyên liệu chàng chính là thịt heo hoặc thịt bò đều được.
Nem chua
Trong những ngày Tết, nem chua là món không thể thiếu của xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là món ăn thường được nhâm nhi cùng tách trà hoặc vài chén rượu ngày xuân.
Sau khi thịt heo được tẩm ướp gia vị và được gói trong lá ổi hay lá chùm ruột, tiếp tục nem chua được gói bằng lớp ngoài bằng lá chuối, miếng nem có thịt ửng hồng xen màu trắng của da heo và tỏi trông rất bắt mắt, để trong vài ngày sẽ có vị chua thanh, cay cay khó quên.
Xôi gấc
Từ lâu, người ta quan niệm rằng màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, màu của hạnh phúc. Thế nên trong những đặc biệt như Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình thường chuẩn bị một đĩa xôi gấc trong mâm cơm ngày xuân.
Xôi gấc được chế biến cũng rất đơn giản, xôi được hấp từ gạo nếp, trộn cùng với gấc tươi. Khi chín, xôi có màu đỏ tươi rất hấp dẫn. Khi ăn, xôi có hương vị rất đặc biệt, vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường, hương thơm của gấc và vị béo của nước cốt dừa.
Dưới đây, Tung Tăng xin chia sẻ bật mí cho các bạn cách làm mứt mận dẻo, thơm ngon siêu đơn giản tại nhà để sử dụng hằng ngày hoặc trong những ngày Tết cổ truyền. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Tung Tăng nhé!
Bước 1: Tiến hành sơ chế các nguyên liệu. Mận khi mua cần chọn những quả vừa phải, chín đều và có màu đỏ tươi. Sau đó, đem mận đi rửa sạch và để ráo. Tiếp tục khứa quả mận thành đường sọc.
Bước 2: Kế tiếp, dùng nước vôi trong, pha một bát nước khoảng 100ml pha với cùng với 10 gam nước vôi tôi. Tiếp tục để trong vòng khoảng 10 phút cho nước vôi lặng xuống đáy, sau đó gạt bỏ cặn nước vôi phía dưới.
Bước 3: Tiếp theo, lấy mận ngâm cùng với nước vôi trong, để trong vòng 4 tiếng đồng hồ rồi đem ra rửa sạch với nước. Việc rửa sạch giúp loại bỏ được mùi hôi của nước vôi trong.
Bước 4: Tiếp đến, cho 700gram đường và 1 kg mận vào một cái chảo hoặc nồi to. Bạn cũng có thể tăng giảm độ ngọt tùy theo sở thích. Sau đó, ướp đường và mận trong vòng 4 tiếng hoặc có thể để qua đêm.
Bước 5: Sau đó, khi đường và mận đã được ướp đều. Bạn đêm mận đã ướp đặt vào một chiếc chảo, bắt lên bếp và bật lửa vừa phải để sên mứt mận.
Tiếp theo, bạn lấy gừng bỏ vỏ, sau nhuyễn cho vào nồi đang đun, liên tục đảo đều tay cho đến khi đường cạn. Khi thấy mận đã có màu chuyển sang nâu đậm, da mận óng ánh thì tắt bếp.
Bước 6: Cuối cùng, để bảo quản và làm cho món mứt mận ngon hơn, bạn có thể cho mận vào mấy sấy để sấy khô hoặc cho vào tủ lạnh để bảo quản. Nếu bảo quản ở ngoài, bạn nên cho mận vào hộp thủy tinh hoặc túi nilon để giữ được lâu ngày hơn.
Món mứt mận chuẩn vị nhất có màu đỏ đẹp mắt, một chút chua, ngọt nhè nhẹ không quá gắt và vị thơm thơm của gừng. Chắc chắn đây sẽ là món chiều lòng được nhiều tín đồ ăn uống.
Cách làm mứt mận nhuyễn
Bên cạnh cách làm mứt mận để nguyên quả, bnj cũng có thể lựa chọn cách làm mứt mận nhuyễn dùng để ăn cùng với bánh mì vào buổi sáng.
Chuẩn bị nguyên liệu
Mận chín (mận Hà Nội): 1 kg
Đường cát: 700gram
Đường phèn: 100 gram
Nước cốt chanh: 2 muỗng canh
Nước lọc: 500ml.
Cách làm mứt mận nhuyễn
Bước 1: Tương tự như cách làm mứt mận nguyên quả, mận sau khi mua về rửa sạch, để ráo và dùng dao khứa thành những đường sọc. Tiếp theo, cho mận đã khứa nhỏ vào nồi và đổ ngập nước, bắt lên bếp luộc trong vòng 10 phút rồi vớt ra rổ.
Bước 2: Tiếp theo, thái nhỏ mận ra càng nhỏ càng tốt, loại bỏ hạt.
Bước 3: Kế tiếp, cho toàn bộ mận đã loại bỏ hạt và thái nhỏ vào chảo. Cho thêm đường cát tùy theo sở thích vào cùng.
Bước 4: Cho chảo lên bếp và tiến hành đun, cho thêm 100gr đường phèn và 2 muỗng nước cốt chanh vào và đảo đều tay cho tới khi nước đường cạn, đặc sệt, mận chuyển sang màu đỏ sậm và bóng thì tắt bếp.
Cuối cùng, để mận nguội bạn có thể cho vào hũ thủy tinh và đậy thật kín nắp để trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng.