Bệnh sởi là bệnh gì là một câu hỏi khá được quan tâm trong thời gian gần đây. Được biết bệnh sởi là một căn bệnh hô hấp cấp tính nguy hiểm. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, và biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này. Cùng Tung Tăng đi tìm hiểu về loại bệnh này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
Bệnh bạch hầu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu là như thế nào?
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh gì? Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không và có thể phục hồi được không
Mục lục:
Bệnh sởi là bệnh gì?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp gây ra bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
Sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch, mặc dù những người mắc bệnh sởi có thể hồi phục sau một thời gian thế nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng về sau.
Mặc dù bệnh sởi có thể gây ra những triệu chứng khá nghiêm trọng, nhưng nó hoàn toàn có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Bệnh sởi lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi hoặc miệng của người bị nhiễm virus vì mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi,… của người bệnh. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt trong vài giờ, do đó việc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến lây nhiễm.
Triệu chứng của bệnh sởi
Các triệu chứng sởi thường khởi phát từ 7 đến 14 ngày sau khi nhiễm virus. Các dấu hiệu điển hình gồm
– Sốt cao và phát ban: Trẻ thường sốt cao trên 39 độ C kéo dài từ 3 đến 7 ngày, sau khi biểu hiện sốt thuyên giảm người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu từ mặt sau đó lan xuống toàn thân. Ban của sởi là ban dạnh sẩn (ban gồ lên mặt da) sau khi hết sẽ để lại các vệt thâm da đặc trưng được gọi là vằn da hổ.
– Ho khan, sổ mũi: Người bệnh thường kèm ho khan, sổ mũi, viêm kết mạc và đỏ mắt
– Đốm Koplik: Các đốm trắng nhỏ xuất hiện trên niêm mạc miệng
Biến chứng của bệnh sởi
Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu. Các biến chứng có thể bao gồm:
– Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản: Là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất
– Viêm não, viêm màng não: Dù hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh.
– Tiêu chảy và mất nước: Bệnh sởi có thể gây tiêu chảy nặng, dẫn đến mất nước.
– Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột và Noma: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng cũng khá nguy hiểm.
Cách phòng ngừa bệnh sởi
Hiện nay phương pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất là thông qua tiêm chủng. Vaccine sởi (thường được kết hợp trong vaccine MMR – sởi, quai bị, rubella) là biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả. Trẻ em nên được tiêm vaccine sởi từ khi 12 tháng tuổi và cần tiêm mũi nhắc lại khi trẻ từ 4-6 tuổi.
Ngoài ra, để ngăn chặn sự lây lan của virus sởi, cần thực hiện các biện pháp sau:
– Cách ly người bệnh: Người mắc sởi nên được cách ly cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm (thường là 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện).
– Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bệnh.
– Khử trùng các bề mặt: Làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Điều trị bệnh sởi
Hiện tại, không có thuốc đặc trị cho bệnh sởi. Việc điều trị chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Bệnh nhân thường được chỉ định nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần thiết. Trong trường hợp có biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần được nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời.