Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh đậu mùa khỉ 2022

Bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh hiện đang bùng phát ở rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Tây ban Nha, Bỉ, Ý, Thụy Điển, Pháp, Bồ Đào Nha,… và nhiều nước khác trên thế giới. Vậy bệnh đậu mùa khỉ là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tung Tăng để tìm hiểu căn bệnh này nhé!

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là một trong những căm bệnh hiếm gặp. Triệu chứng cơn bản của bệnh đậu mùa khỉ là sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, đau đầu, phát ban,… Bệnh đậu mùa khỉ do virus có họ hàng với bệnh đậu mùa gây ra. Thông thường bệnh sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Với những người bệnh đã khởi phát cơn sốt trước tiên thì khi được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Bệnh đậu mùa khỉ, bệnh đậu mùa khỉ là gì, cách phòng tránh bệnh Bệnh đậu mùa khỉ

Các ca bệnh đậu mùa khỉ được y văn ghi nhận được lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm. Các trường hợp có thể nhiễm bệnh bao gồm cả trẻ em và người trưởng thành, đồng thời có một số thông tin từ WHO ghi nhận rằng bệnh có thể xuất hiện ở một số nam giới có quan hệ đồng tính. Bệnh đậu mùa khỉ có tỉ lệ tử vong rất thấp và những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ

Có tên là bệnh đậu mùa khỉ nhưng hiện tại bệnh này không phải có tác nhân từ khỉ. Virus của bệnh đậu mùa khỉ thuộc chị Orthopoxvirus trong họ virus Poxviiridae. Bệnh đậu mùa khỉ có thể được lây truyền từ động vật qua dịch cơ thể, từ cả giọt nước bọt, đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương, chất lỏng trong cơ thể.

Bệnh đậu mùa khỉ, bệnh đậu mùa khỉ là gì, cách phòng tránh bệnh Bệnh đậu mùa khỉ

Việc lây truyền từ người sang người chỉ xảy ra khi tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài qua các giọt đường hô hấp, nên những người sống chung với người mắc bệnh có khả năng nhiễm bệnh khá cao.

Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến việc bị bệnh đậu mùa khi bấm sinh. Một nguyên nhân nữa khiến cho bạn có thể nhiễm bệnh đó chính là ăn thịt động vật, đặc biệt là thịt sống đang bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Cũng giống như bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ cũng có những triệu chứng cơ bản như ho, sốt, nổi hạch,… Cụ thể các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh này bao gồm soosrt, đâu đầu, đau mỏi lưng và các cơ, mệt mỏi, ớn lạnh và nổi hạch. Sau khi phát sốt, người bệnh có thể sẽ bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các vị trí có thể xuất hiện dấu phát ban như trên khắp gương mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt và cơ quan sinh dục.

Bệnh đậu mùa khỉ, bệnh đậu mùa khỉ là gì, cách phòng tránh bệnh Bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh Đậu mùa khỉ có gây nguy hiểm không?

Tính đến thời điểm bây giờ, bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong khá thấp. Tuy nhiên các triệu chứng thường gặp của bệnh này như sau bị nhiễm trùng máu, viêm phế quản phổi, viêm mô não, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực, các vết thương trên da có thể khiến da bong ra thành những mảng lớn. Tuy các triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm mà bạn cũng cần phải có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Bệnh đậu mùa khỉ, bệnh đậu mùa khỉ là gì, cách phòng tránh bệnh Bệnh đậu mùa khỉ

Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh cho nên dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng cong tác phòng dịch vẫn nên được chú trọng. Để có thể hạn chế được việc lây lan dịch bệnh thì có thể áp dụng các biện pháp sau đây

Trong việc ăn uống cần ăn chín, uống sôi tránh ăn các thực phẩm còn sống, không rõ nguồn gốc xuất phát.

Tránh tiếp xúc với dộng vật có nguy cơ nhiễm virus bệnh đậu mùa như động vật bị bệnh, động vật chết ở những nơi có nguy cơ xảy ra bệnh đậu mùa khỉ

Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh và có nguy cơ mắc bệnh

Giữ vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có chứa cồn.

Nâng cao ý thức phòng tránh bệnh của bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Đối với những người đang nhiễm bệnh cần theo dõi, khám chưa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế những ảnh hưởng xấu nhất có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết này nhé!