Lộ giới là gì? Chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi công trình và cách xác định chúng ra sao? Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số kiến thức liên quan tới lộ giới, từ đó có được kế hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch của nhà nước, tránh bị xử phạt trong trường hợp không mong muốn.
Hướng dẫn cách làm bò bít tết đơn giản tại nhà
Top hàng bánh tráng trộn ở SG nhất định không thể bỏ qua
Hướng dẫn xem hướng nhà theo phong thủy hợp với độ tuổi
Mục lục:
Lộ giới là gì?
Lộ giới là một khái niệm thể hiện điểm cuối chiều rộng của một con đường. Điểm cuối này sẽ được tính bắt đầu từ tim đường sang hai bên bởi vì vẫn còn có khoảng cách cho phép lưu thông tính từ mép đường tới lộ giới. Thông thường người ta sẽ cắm những cột lộ giới ở hai bên đường để giúp cho mọi người có thể nhận biết được giới hạn, không thực hiện xây dựng tại phạm vi bên trong mốc lộ giới.
Chiều rộng lộ giới là gì?
Chiều rộng lộ giới chính là khoảng cách từ tim đường cho tới cột mốc lộ giới. Tùy thuộc vào chiều rộng của lộ giới mà các công trình xây dựng cũng sẽ phải có chiều cao tương ứng. Chiều cao của những công trình này sẽ được quy định dựa vào quy hoạch, qua đó thì những công trình tại khu dân cư sẽ được đồng bộ lại với nhau. Tại các vùng đô thị thì chiều rộng của lộ giới chính là phần được dùng để làm đường giao thông, trong đó tính cả vỉa hè và lề đường.
Chỉ giới đường đỏ là gì?
Chỉ giới đường đỏ là khái niệm thể hiện ranh giới của phần đất được dùng cho việc xây dựng đường giao thông (đường giao thông, không gian công cộng, hạ tầng kỹ thuật…) cùng với phần đất được dùng để xây dựng công trình. Có thể hiểu cách khác thì nó là ranh giới được xác định ở trên bản đồ quy hoạch cùng với trên thực tế. Các không gian công cộng giao thông cụ thể thì đã được quy định cụ thể tại luật xây dựng.
Xử lý xây dựng trong khu vực lộ giới.
Thông thường thì tại hai bên đường sẽ có các cọc lộ giới để người dân nhận biết và không xây dựng các công trình trong đó nữa, tuy nhiên thì vẫn có xuất hiện những công trình ở trong lộ giới bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể hơn có 3 trường hợp là xây dựng trước khi công bố lộ giới, bán nhà trước khi công bố lộ giới và xây dựng sau khi công bố lộ giới.
Xây nhà trước khi công bố lộ giới
Trong trường hợp người dân xây dựng nhà cửa và các công trình trước khi lộ giới được công bố, sẽ được nhận bồi thường một khoản tiền là 50%.
Bán nhà trước khi công bố lộ giới
Nếu như thực hiện bán nhà mà sau đó mới công bố lộ giới thì toàn bộ phần đất ở trong lộ giới sẽ được bồi thường với giá trị là 100%.
Xây dựng sau khi công bố lộ giới
Theo lý thuyết thì sau khi công bố lộ giới sẽ không thể thực hiện xây dựng được, nguyên nhân là bởi các bản vẽ và thiết kế vi phạm xâm lấn vào bên trong lộ giới sẽ không thể nhận được giấy phép xây dựng. Trong trường hợp đã biết và vẫn cố tình vi phạm thì toàn bộ công trình xây dựng sẽ bị yêu cầu tháo dỡ và phá bỏ, quá trình tháo bỏ có thể là cưỡng chế. Ngoài ra thì đơn vị xây dựng cũng sẽ bị phạt.
Khi xây dựng công trình (nhà ở, condotel, chung cư…các công trình nói chung) vi phạm vào lộ giới, dựa theo quy định mức phạt tối đa sẽ là 60 triệu đồng. Người thực hiện xây dựng sẽ cần phải tháo dỡ và phá bỏ công trình, nếu không thực hiện thì bị cưỡng chế phá bỏ công trình, thành lập biên bản xử phạt hành chính. Nếu như một lần nữa tái phạm thì bị phạt hành chính với mức tiền là từ 50 triệu cho tới 350 triệu.
Khoảng lùi công trình là gì?
Khoảng lùi công trình chính là khoảng chênh lệch giữa chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ. Khoảng lùi công trình sẽ được xác định cụ thể theo quy hoạch không gian kiến trúc. Các để xác định khoảng lùi công trình tùy thuộc vào chiều rộng lộ giới và chiều cao công trình.
Khoảng rộng lộ giới nhỏ hơn 19m
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ nhỏ hơn 19m: khoảng cách so với mốc lộ giới là 0m.
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ 19m tới 22m: khoảng cách so với mốc lộ giới là 3m.
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ 22m tới 25m: khoảng cách so với mốc lộ giới là 4m.
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ 28m trở lên: khoảng cách so với mốc lộ giới là 6m.
Khoảng rộng lộ giới từ 19m – 22m
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ nhỏ hơn 22m: khoảng cách so với mốc lộ giới là 0m.
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ 22m tới 25m: khoảng cách so với mốc lộ giới là 3m.
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ 25m trở lên: khoảng cách so với mốc lộ giới là 6m.
Khoảng rộng lộ giới từ 22m trở lên
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ nhỏ hơn 25m: khoảng cách so với mốc lộ giới là 0m.
- Đối với các công trình xây dựng có chiều cao từ 28m trở lên: khoảng cách so với mốc lộ giới là 6m.
Trong thực tế thì vẫn có những trường hợp mà chiều cao của công trình xây dựng hoặc là lộ giới khác so với các quy chuẩn nêu trên. Đối với các trường hợp như vậy thì tùy thuộc vào diện tích khu vực xây dựng công trình mà cơ quan chức năng sẽ giải quyết phù hợp.
Cách xác định chỉ giới xây dựng
- Bước 1: chúng ta sẽ cần phải tới thực địa, quan sát tổng quan khu vực đất muốn xây dựng công trình, tìm và xác định những mốc lộ giới hoặc là dấu hiệu, biển báo, thông báo tới lộ giới tại hai bên đường.
- Bước 2: tính từ những cột mốc lộ giới thì xác định rõ lộ giới của đường tính từ tim đường sang hai bên. Thông thường thì lộ giới sẽ là đường thẳng và song song với đường, bởi vậy xác định rất dễ dàng.
- Bước 3: bắt đầu từ lộ giới thì chúng ta sẽ xác định trước một khoảng lùi sao cho phù hợp với quy hoạch khu vực và tuyến đường, từ đó mà có kế hoạch để lập bản thiết kế, xin giấy phép xây dựng được dễ dàng hơn.
Khi đã có được khoảng lùi phù hợp thì đó chính là chỉ giới xây dựng. Lúc này bạn đã có thể xác định được phần đất có thể được dùng cho việc xây dựng hợp pháp mà không lo sợ vi phạm vào lộ giới.
Vậy là qua bài viết này, chúng ta đã biết được lộ giới là gì, cũng như là một vài khái niệm khác và cách xác định chúng. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có được kế hoạch xây dựng công trình phù hợp với các quy hoạch của nhà nước. Chúc bạn thành công.