Suy thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Suy thận là một bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế việc nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy cụ thể suy thận là gì? Các triệu chứng của suy thận là như thế nào? Hãy cùng Tung Tăng đi tìm hiều ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm bài viết liên quan

Bệnh sởi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất

Bệnh bạch hầu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu là như thế nào?

Top 9 các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất có thể bạn chưa biết

Suy thận là gì?

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, khiến thận không còn hoạt động hiệu quả nữa, các khả năng lọc máu và loại bỏ chất thải, nước dư thừa ra khỏi cơ thể của thận bị suy giảm. Điều này dẫn đến sự tích tụ độc tố trong máu, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Suy thận có thể xảy ra đột ngột, tạm thời và phát triển nhanh (suy thận cấp) hoặc kéo dài và ngày càng xấu hơn (suy thận mãn tính).

Suy thận là gì, suy thận, triệu chứng suy thận, điều trị suy thận, nguyên nhân suy thận, phòng ngừa suy thận.

Nguyên nhân gây suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, trong đó bao gồm:

– Bệnh lý nền: Tiểu đường, cao huyết áp, viêm cầu thận, phì đại tuyến tiền liệt là những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mãn tính.

– Thuốc và hóa chất độc hại: Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị dài ngày có thể làm tổn thương thận.

– Nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận, viêm ống thận mô kẽ cũng là nguyên nhân phổ biến.

– Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi thận, trào ngược bàng quang niệu quản, u nang hoặc u ác tính có thể gây tắc nghẽn đường tiểu và dẫn đến suy thận.

– Biến chứng thai kỳ: Sản giật, tiền sản, hoặc liên quan đến hội chứng HELLP là các nguyên nhân có thể gây đến suy thận.

Suy thận là gì, suy thận, triệu chứng suy thận, điều trị suy thận, nguyên nhân suy thận, phòng ngừa suy thận.

Triệu chứng của suy thận

Suy thận thường phát triển từ từ và các triệu chứng có thể không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

– Phù nề chân, tay, mặt, cổ: Sự tích tụ nước khiến tay, chân và mặt bị sưng phù.

– Mệt mỏi, ớn lạnh, giảm sút tinh thần, hoa mắt: Chức năng lọc máu giảm làm cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

– Tiểu ít: Giảm lượng nước tiểu hoặc tiểu tiện bất thường, thường sẽ tiểu nhiều vào ban đểm, nước tiểu có bọt, có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu.

– Chóng mặt, buồn nôn, nôn: Các triệu chứng này do sự tích tụ độc tố trong máu.

– Ngứa ngáy da dai dẳng: Do thận không thể loại bỏ đủ lượng phốt pho trong cơ thể.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như chán ăn, rối loạn giấc ngủ, nấc, đau ngực, khó thở, tăng huyết áp khó kiểm soát, hơi thở có mùi hôi, đau hông lưng, co giật cơ bắp và chuột rút,…

Suy thận là gì, suy thận, triệu chứng suy thận, điều trị suy thận, nguyên nhân suy thận, phòng ngừa suy thận.

Các biện pháp điều trị suy thận

Điều trị suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

– Thay đổi lối sống: Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, giảm muối và protein, đồng thời tăng cường uống nước.

– Sử dụng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát nguyên nhân gây suy thận như thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường, và lợi tiểu.

– Lọc máu: Khi suy thận tiến triển đến giai đoạn nặng, lọc máu là phương pháp hỗ trợ giúp loại bỏ chất thải khỏi máu.

– Ghép thận: Đối với trường hợp suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là giải pháp duy nhất để khôi phục lại chức năng thận.

Suy thận là gì, suy thận, triệu chứng suy thận, điều trị suy thận, nguyên nhân suy thận, phòng ngừa suy thận.

Cách phòng ngừa suy thận

– Kiểm soát các bệnh lý nền: Điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường, cao huyết áp giúp giảm nguy cơ suy thận.

– Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày giúp thận hoạt động hiệu quả.

– Ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm nhiều muối, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn.

– Tập thể dục thường xuyên: Giúp duy trì huyết áp và hỗ trợ chức năng thận.

5/5 - (6 bình chọn)