Cúng tất niên là hoạt động không thể thiếu tại Việt Nam vào dịp cuối năm. Cúng tất niên cũng như là một bữa cơm sum vầy của mọi thành viên trong gia đình trước khi bước sang năm mới. Mặc dù bữa cơm không quá hoa mỹ, không cầu kỳ, tuy nhiên thì nó lại yêu cầu người gia chủ thực hiện đúng với phong tục và có lòng thành tâm mới được. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về việc cúng tất niên như nào cho đúng.
Cách chọn giày lười nữ và gợi ý phối đồ cùng với giày lười
Top 10 phim 18+ Thái Lan nghệ thuật và đáng xem nhất
Cùng nhau trang trí tết 2021 siêu đẹp với những cách sau
Mục lục:
1. Thời gian thực hiện
Cúng tất niên được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ trước khi bước sang năm mới, chính bởi vậy mà chúng ta sẽ cúng vào ngày 30 tháng 12, hay còn được gọi là ngày 30 tháng Chạp. Trong trường hợp gặp phải năm thiếu thì chúng ta sẽ cùng ở ngày 29. Lễ cũng được diễn ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, các gia đình Việt Nam thường lựa chọn là vào buổi trưa hoặc là chiều tối.
Hiện nay thì việc cũng tất niên lại được nhiều gia đình tổ chức sớm hơn, nghĩa là không còn nhất định phải là ngày 30 hay 29 nữa mà có thể trước vài ngày. Điều này tạo điều kiện để mọi thành viên trong gia đình đều có thể sum vầy cùng nhau bởi khi tết đến có thể mỗi người sẽ đón tết ở một nơi khác nhau. Chính bởi vậy mà mọi người thường dọn dẹp nhà, trang trí tết 2021 để cúng tất niên trong khoảng 1 tuần trước tết.
Điều này cũng không quá quan trọng bởi vì mục đích của đón tất niên là đón tổ tiên về ăn tết cùng với gia đình. Trong bữa cúng chỉ cần mọi người sum vầy bên nhau với không gian ấm cúng là được. Tuy nhiên thì bạn vẫn nên tổ chức cúng tất niên vào ngày cuối của năm để đúng với văn hóa và phong tục được truyền lại từ xưa tới nay của cha ông.
2. Những thứ cần chuẩn bị
Mâm cơm cúng tất niên không giống với những bữa ăn thường ngày mà thịnh soạn hơn rất nhiều. Tùy theo từng vùng miền, tôn giáo… mà mâm cơm cũng sẽ được chuẩn bị khác nhau. Cụ thể hơn đó là miền Bắc thì thường sẽ có bánh chưng, canh măng, miến gà, giò xôi, nem chả….
Tại miền Nam thì người ta lại thường hay chuẩn bị bánh tét, thịt kho, thịt gà, giò lụa…. Khi bày biện mâm cơm thì cần phải đặt ở trên bàn thờ và phải thật gọn gàng, càng đẹp mắt càng tốt. Trong lúc cúng người gia chủ cũng cần phải thắp hương, đồng thời đọc văn khấn để tiên tổ về ăn cùng, sau khi hương tàn thì gia đình mới được dùng bữa.
3. Văn cúng tất niên
Trong những tài liệu liên quan về văn hóa đã có ghi chép sẵn về văn khấn cúng tất niên. Nếu như bạn chưa biết, hãy tham khảo bài văn khấn dưới đây được trích ra từ văn khấn cổ truyền Việt Nam.
Nam mô a di đà Phật.
Nam mô a di đà Phật.
Nam mô a di đà Phật.
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm…
Tín chủ (chúng) con là…
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật.
Nam mô a di đà Phật.
Nam mô a di đà Phật.
4. Lưu ý khi cúng tất niên
Mặc dù cúng tất niên không quá khác so với những lễ cúng khác được thực hiện trong năm, không phải quá sang trọng và cầu kỳ thế nhưng cũng không thể thực hiện bừa bãi, chúng ta vẫn cần phải có một số lưu ý trong khi cúng tất niên.
Đầu tiên đó là dù không cầu kỳ nhưng cũng tuyệt đối không thể quá qua loa và sơ sài. Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cơm được chuẩn bị cũng khác nhau, thế nhưng vẫn phải đảm bảo được có một số món ăn truyền thống của ngày tết. Việc bày biện được thực hiện sạch sẽ và gọn gàng tươm tất.
Tiếp theo thì lễ cúng sẽ cần thể hiện sự kính trọng, trang nghiêm và thành kính, bởi vậy mà trước khi cúng tất niên thì mọi người trong gia đình nên chung tay để vệ sinh bàn thờ sao cho sạch đẹp. Ngoài ra thì bữa cơm là sự sum vầy của mọi thành viên trong gia đình, bởi vậy mà hãy cố gắng để bất cứ ai trong nhà đều có thể góp gặp, càng đông đủ càng tốt.
Cũng chính là vì đây sẽ là lúc mọi người trong nhà cùng đoàn tụ sau một năm dài học tập và làm việc, đặc biệt là những gia đình có thành viên đi làm xa, đi nước ngoài, làm việc xa nhà… Cho nên trong ngày này mọi người phải hạn chế việc cãi cọ, mâu thuẫn, chửi mắng nhau mà hãy nói với nhau những câu chuyện tốt lành, những lời hỏi han quan tâm nhau.
Cúng tất niên là ngày đón ông Táo và tiên tổ về nhà ăn tết, là lúc mà cả nhà cùng nhau sum vầy bên mâm cơm để chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là văn hóa, mỹ tục của Việt Nam và được mọi người, mọi gia đình duy trì tốt. Hãy chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên một cách tươm tất ngay nào.