Điển tích về Tết Hàn Thực – Ngày bánh trôi bánh chay

Tết Hàn Thực là một phong tục, được tạo thành dựa trên một điển tích xa xưa của Trung Quốc, thế nhưng liệu đây có phải là một tục lệ mà chúng ta làm theo Trung Quốc không hay là của Việt Nam, cũng như là vào ngày tết Hàn Thực thì chúng ta thường làm những gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Xem thêm bài viết liên quan

Cách làm khô bò nhấm nháp tại nhà cực đơn giản
Tác dụng của nấm linh chi là gì? Những ai không nên dùng nấm linh chi?
Phim hài tết 2021: món ăn tinh thần sau dịch bệnh Covid

Tết Hàn Thực là gì?                

Tết Hàn Thực hay còn được biết đến với tên gọi khác là Tết Bánh trôi – bánh chay là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam và Trung Quốc. Theo nghĩa Hán Việt, Hàn có nghĩa là lạnh, Thực có nghĩa là ăn, Hàn Thực được hiểu là thức ăn lạnh, đây là một ngày lễ bắt nguồn từ một điển tích từ thời Xuân Thu của Trung Quốc và được lưu truyền cho đến ngày nay.

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Mỗi năm đến ngày này, mọi người thường năn bánh trôi, bánh chay để dâng cúng lên tổ tiên.

tết Hàn Thực, bánh trôi bánh chay, tết bánh trôi bánh chay

Điển tích về tết Hàn Thực

Vào đời Xuân Thu, tại nước Tấn thì vua Tấn Văn Công đã gặp phải loạn và từ đây mà phải rời bỏ đất nước để đi lưu vong. Có những lúc Tấn Văn Công trú tại nước Tề, có lúc thì lại sống ở nước Sở. Trong số những người đi theo giúp vua thì Giới Tử Thôi chính là hiền sĩ, chuyên bày mưu tính kế cho nhà vua. Một lần khi mà lương thực của đội quân đã bị cạn kiệt, để cứu vua thì Giới Tử Thôi đã tự cắt một miếng thịt ở chân của mình ra và dâng cho vua.

Sau khi đã ăn và được cứu sống, nhà vua đã biết chuyện và cảm kích đối với Giới Tử Thôi. Trong 19 năm đi theo phò tá nhà vua và vượt qua được những khó khăn, tới một ngày Tấn Văn Công đã hoàn thành được việc dành được ngai vàng, quay trở lại vị thế là vua của nước Tần. Lúc này thì nhà vua đã tổ chức phong thưởng hậu hĩnh đối với những ai đã có công giúp đỡ ông trong việc giành lại ngai vàng, thế nhưng lại không nhớ tới Giới Tử Thôi.

tết Hàn Thực, bánh trôi bánh chay, tết bánh trôi bánh chay

Giới Tử Thôi cũng là một hiền sĩ cho nên không hề nghĩ ngợi bất cứ điều gì, chỉ nghĩ rằng đây là nghĩa vụ của mình mà thôi. Sau khi vua đã lên ngai thì ông cùng mẹ về ở ẩn tại núi Điền Sơn, tránh xa triều chính. Một thời gian thì vua Tấn Văn Công đã nhớ tới Giới Tử Thôi và cho người đi tìm, tuy nhiên lúc này Giới Tử Thôi đã ở ẩn cho nên không muốn lĩnh thưởng.

Bởi hành động của Giới Tử Thôi, nhà vua đã phải hạ lệnh đốt rừng nhằm ép Giới Tử Thôi ra mặt nhận thưởng. Thế nhưng ngược lại Giới Tử Thôi cùng mẹ lại nhất định không tuân theo mệnh vua cho nên đều đã chết cháy trong rừng. Bởi vì thương xót cho Giới Tử Thôi, nhà vua đã hạ lệnh lập nên miếu thờ và trong vòng 3 ngày người dân chỉ được ăn đồ nguội đã nấu sẵn, không được nhóm lửa bếp trong 3 ngày từ ngày 3 cho tới ngày 5 của tháng 3 âm lịch.

Tết Hàn Thực tại Việt Nam có phải làm theo Trung Quốc?

Điển tích kể trên là của Trung Quốc, chính bởi vậy mà rất nhiều người nghĩ rằng đây là tục lễ được làm theo Trung Quốc. Ngoài ra thì tên gọi Hán Việt “Hàn Thực” cũng rất giống Trung Quốc, ý nghĩa hai chữ Hàn Thực thì lại bám sát vào điển tích nói trên. Chính bởi vậy mà đa số mọi người đều cho rằng đây là tục lệ mà Việt Nam làm dựa theo Trung Quốc. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?

Đầu tiên thì tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, nhà nghiên cứu văn hóa và là trưởng khoa văn hóa phát triển của học viện báo chí tuyên truyền đã nói rằng, mặc dù tục lệ này bắt nguồn từ Trung Quốc, thế nhưng nó đã được Việt Hóa cũng như là hợp nhất vào ngày tết tháng 3 là tết bánh trôi của người Việt, chính bởi vậy mà dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, thế nhưng nó lại là của Việt Nam.

tết Hàn Thực, bánh trôi bánh chay, tết bánh trôi bánh chay

Ngày tết Hàn Thực có ý nghĩa phần nào thể hiện được lối sống và sự đặc trưng về văn hóa ẩm thực tại Việt Nam. Cụ thể hơn thì đây là tết bánh trôi bánh chay, không giống với ngày tết Hàn Thực ở điểm tại Việt Nam mọi hoạt động đun nấu và nhóm lửa vẫn được diễn ra bình thường, không kiêng kỵ đốt lửa, vẫn sử dụng những món ăn đặc sản Hà Nội, đồ ăn được đun nấu cho nên cũng không phải là để tưởng nhớ tới Giới Tử Thôi, vậy nên không phải là của Trung Quốc.

Mặc dù vẫn có một số các tác giả hoặc là nhà nghiên cứu vẫn cho rằng tết Hàn Thực là được phỏng theo Trung Quốc để kỷ niệm ngày mất của Giới Tử Thôi, nhưng ngược lại khi nói theo phân tích của trung tâm nghiên cứu lý học phương Đông thì ngày lễ Hàn Thực lại là của Việt Nam. Tuy nhiên những phân tích về Hàn Thực là của trung tâm này chưa rõ ràng, bởi trong phân tích nói rằng tết Hàn Thực vốn diễn ra là ngày 5/5 và đó cũng là tết Đoan Ngọ. Đây là phân tích chưa được chính xác.

Tục lệ tại Việt nam

Tục lệ bánh trôi

Tại Việt Nam thì mỗi khi tới ngày tết Hàn Thực người ta sẽ làm bánh trôi và bánh chay ròi coi nó như là đồ ăn lạnh, thế nhưng thực tế chúng được dùng cho việc cúng gia tiên. Trong hoạt động ẩm thực và ăn uống hàng ngày vẫn không có gì thay đổi hay kiêng kỵ liên quan tới Giới Tử Thôi. Chính bởi sử dụng bánh trôi bánh chay mà chúng cũng còn được gọi là bánh Hàn Thực.

Tục lệ làm bánh trôi bánh chay vào ngày 3/3 âm lịch tại Việt Nam xuất hiện từ thời Lê và là được du nhập về. Đặc biệt là ở giai đoạn Lê Trung Hưng – Nguyễn thì tục này rất thịnh hành, Có một số lời nói rằng bánh trôi nước được trọng và cứ tới ngày 3/3 âm lịch thì cần phải làm bánh trôi nước, đối với người phương Bắc thì còn được gọi là Thủy Đoàn. Giải thích thì có một câu thơ là: “Trôi nước có hiệu Thủy đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh”.

tết Hàn Thực, bánh trôi bánh chay, tết bánh trôi bánh chay

Tục lệ bánh cuốn

Vẫn là ghi chép của thời nhà Lê, nhưng lại nói về thời nhà Trần đó là việc mọi người làm bánh cuốn để tặng cho nhau vào những ngày Hàn Thực. Thậm chí là vào năm 1291 đã có bài thơ liên quan tới bánh cuốn được làm ra. Nội dung của bài thơ nói lên phong tục tặng bánh cuốn này là của người An Nam từ xưa và thể hiện một tên gọi khác của bánh cuốn đó là “bánh xuân”.

Vậy thì chúng ta có thể thấy rằng, từ thời nhà Trần hay là thậm chí ngay từ đời Lý người Việt Nam đã có tết Hàn Thực, trong những ngày này thì họ sử dụng bánh cuốn để ăn hoặc là tặng nhau. Cho tới thời Lê Nguyễn thì bánh cuốn được gọi là bánh xuân và lúc đó bánh cuốn mới có hình dạng cuộn tròn, có nhân thịt như là ngày nay.

Vậy là bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tục lệ của ngày tết Hàn Thực, theo bạn thì lễ tết này là của Việt Nam hay là Trung Quốc? Hãy đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến của mình ngay nhé. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.

Tết Hàn Thực 2024 là khi nào?

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, vì thế theo lịch vạn niên năm 2024 Tết Hàn Thực sẽ diễn ra vào thứ Năm ngày 11 tháng 4 âm lịch.

5/5 - (2 bình chọn)